Bạn đang xem bài viết Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) có khoảng 14 -23% phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm trước sinh hay còn gọi là trầm cảm cận sản hoặc trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm không được điều trị có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé.
Trầm cảm trước sinh mối nguy hại cho cả mẹ lẫn con
Trầm cảm trước sinh ảnh hưởng gì đến bà mẹ đang mang thai?
Đối với các thai phụ trầm cảm trước khi sinh nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể, cân nặng sụt giảm, sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, vi rút kí sinh trong môi trường.
Hơn nữa, một số bà bầu bị trầm cảm còn tìm đến rượu hay thuốc lá đề giải tỏa căng thẳng của bản thân nhưng điều này chỉ càng khiến cho tinh thần kiệt quệ hơn mà thôi.
Sự bốc đồng cao hơn, tương tác xã hội không thích nghi, và những khó khăn về nhận thức, hành vi và cảm xúc đã được chứng minh xảy ra.
Một thử nghiệm tại trung các trung tâm y tế của các quốc gia lớn cho thấy phụ nữ ngừng điều trị trầm cảm có khả năng tái phát thường xuyên hơn so với những người duy trì sử dụng thuốc. Trong đó, 68% trường hợp ngưng dùng thuốc bị tái phát trầm trọng hơn so với chỉ 26% phụ nữ duy trì uống thuốc và những người ngừng dùng thuốc có nguy cơ phải nhập viện nhiều gấp 3 lần do gặp biến chứng.
Trầm cảm trước sinh có thể gây hại gì cho em bé?
Bệnh trầm cảm trước – sinh mối nguy hại cho cả mẹ lẫn con. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh thể chất hay không mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân hoặc em bé của mình. Những bà mẹ bị trầm cảm có thể gặp các rủi ro như đẻ non, em bé sơ sinh có trọng lượng thấp và gặp các vấn đề về sự phát triển cả thể chất và trí tuệ sau này.
Nếu mẹ phải dùng thuốc chống trầm cảm trong giai đoạn mang thai, một số bé sinh ra thường khó chịu, thở gấp, hay run, bú kém. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm thường chậm phát triển dễ trở nên thụ động, không có tính độc lập, tâm trạng dễ bị kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ khỏe mạnh bình thường nên có nguy cơ mắc các chứng tăng động hoặc tự kỷ cao.
Có thuốc nào an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai không?
Chúng ta nên biết rằng hầu hết các loại thuốc đều được qua nhau thai và tiếp cận với thai nhi. Các loại thuốc điều trị trầm cảm hiện nay rất đa dạng, nên chưa thể có cơ sở nào khẳng định đầy đủ thuốc nào gây nguy hiểm hay thuốc nào là an toàn cho bà bầu.
Tuy nhiên, chứng trầm cảm nếu không được điều trị cũng có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và con. Chính vì vậy, chúng ta phải cân nhắn giữa lợi ích và rủi ro trước khi điều trị bằng thuốc trong giai đoạn nhạy cảm này. Trong trường hợp cần điều trị, nên xem xét loại thuốc có ít nguy cơ đối với thai nhi nhất. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn cần phải cân nhắc khả năng của các vấn đề trong tương lai so với các vấn đề có thể xảy ra ngay bây giờ nếu bệnh trầm cảm của bạn không được điều trị như ý muốn.
Nếu bạn bị trầm cảm nhẹ bác sĩ nên nói chuyện với bạn về việc áp dụng trị liệu tâm lý.
Nếu bạn bị trầm cảm ở mức trung bình, bác sỹ có thể xem xét thay thế một loại thuốc có nguy cơ thấp hơn cho em bé đồng thời kết hợp liệu pháp CBT – liệu pháp nhận thức hành vi
Phương pháp an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai là gì?
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với một chuyên viên y tế thì hãy tìm người khác để nói chuyện, đó có thể là chồng là cha mẹ của bạn hay cả những người bạn thân của mình. Hãy nói ra tất cả những tâm sự của bạn để được chia sẻ và thấu hiểu. Đừng bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình.
Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ và nhận thức hằng ngày của trí não. Vì thế bạn nên cố gắng thiết lập lại kế hoạch công việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Người ta cũng nhận thấy, chức năng đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với chức năng não bộ. Một hệ khuẩn chí và đường ruột tốt có thể giúp não bộ khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà hiện nay, các nhà khoa học còn hướng tới một phương pháp hữu ích và đặc biệt an toàn khác đó là sử dụng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng điều hòa và cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần kinh, còn được gọi là (psychobiotics). Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đại học McMaster đã cho thấy mối tương quan giữa men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn Probiotics đặc hiệu có tác dụng giảm triệu chứng của trầm cảm.
Nghiên cứu thí điểm này gồm 44 người lớn bị IBS và bị trầm cảm từ mức nhẹ tới trung bình. Họ được theo dõi trong thời gian 10 tuần. Một nửa số người tham gia dùng Bifidobacterium longum NCC3001 hàng ngày trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy, 64% bệnh nhân trong nhóm dùng probiotic giảm điểm số trầm cảm so với tỉ lệ 32% ở nhóm dùng giả dược.
Bác sĩ Premysl Bercik, phó giáo sư về nội khoa tại Đại học McMaster cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy probiotic có thể cải thiện cả triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân IBS. Nó mở ra hướng mới cho việc điều trị các rối loạn chức năng ruột và các bệnh tâm thần”. Nghiên cứu được đăng trên tờ Gastroenterology.
Đây là một giải pháp mới mang tính an toàn cao. Bạn có thể tìm hiểu về loại men vi sinh có tác dụng đặc hiệu đối với trầm cảm “Tại Đây”. Nhưng khi mắc trầm cảm nặng, quan trọng nhất vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
Bà Bầu Bị Cảm: Nguy Hiểm Cho Cả Mẹ Và Con
Với những người bình thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, đau họng đã khó chịu lắm rồi thì với các mẹ bầu, việc bị cảm cúm trong thời gian mang thai còn kinh khủng hơn nhiều! Bởi lẽ bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, cảm cúm khi mang thai còn có thể gây ra những biến chứng khôn lường đối với thai nhi.
Cụ thể, khi bà bầu bị cảm, virus cảm cúm bên cạnh việc có thể khiến cho thai nhi bị dị tật thì trong trường hợp mẹ bị cảm cúm nặng, tình trạng sốt cao cùng với nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến cho thai bị lưu, dẫn đến hiện tượng sảy thai.
Mặt khác, nếu người phụ nữ không may bị cảm cúm khi đang mang bầu thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ nếu như bình thường, việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm không quá khó khăn và không đến mức phải đi khám, thì với thai phụ, việc sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ dẫn đến dị tật thai nghén, nhiễm độc thai hay thậm chí là sảy thai.
Thuốc kháng virus Tamiflu, Symmetrel, Relenza, Flumadine: Các loại thuốc này đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao
Ibuprofen: Chưa có nghiên cứu thực nghiệm có kiểm soát đủ lớn trên phụ nữ mang thai nên chưa xác định được chính xác ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi
Aspirin: Có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu
Guaifenesin: là một thành phần có tác dụng tiêu đờm, có nhiều trong các thuốc trị cảm cúm. Tương tự như Ibuprofen, vì chưa có nghiên cứu có kiểm soát đủ lớn trên phụ nữ mang thai nên không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ của thuốc.
Dextromethorphan: thành phần ức chế ho có trong các loại siro trị ho. Với trường hợp bà bầu bị cảm thì tốt nhất là nên tránh dùng các chế phẩm phối hợp có chứa Dextromethorphan và ethanol.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, bởi vì đa phần các triệu chứng của bệnh cảm cúm đều kết thúc sau khoảng vài ba ngày cho đến một tuần. Vì vậy nếu không may bà bầu bị cảm cúm thì tốt nhất là bà bầu nên tránh sử dụng thuốc, thay vào đó, bà bầu có thể áp dụng những phương pháp như chườm mát, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để khắc phục.
Trong trường hợp bà bầu bị cảm nặng, có triệu chứng sốt cao trên 39°C hoặc sốt, ho kéo dài nhiều ngày thì gia đình nên đưa bà bầu đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết, sau đó đưa ra lời khuyên cũng như chỉ định những loại thuốc mà các mẹ bầu có thể sử dụng được trong thai kỳ.
Bà bầu nên đi khám trong trường hợp cơ thể có triệu chứng sốt cao và ho kéo dài nhiều ngày
Một lưu ý đặc biệt mà các mẹ bầu cần nhớ đó chính là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị cảm cúm về dùng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi muốn trị dứt điểm được chứng cảm cúm, mẹ sẽ phải kết hợp uống nhiều loại thuốc khác nhau. Chưa kể đến việc mỗi một loại thuốc lại có tác dụng và ảnh hưởng khác nhau với những cơ địa khác nhau, do vậy sẽ đòi hỏi thời gian phát huy tác dụng và liều lượng uống khác nhau.
Điều Bà Bầu Không Nên Làm Sau Khi Ăn No, Kẻo Hại Cả Mẹ Lẫn Con
Để có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu thì ngoài chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mẹ bầu còn phải chú ý đến nhất cử nhất động của mình trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Đặc biệt, các mẹ bà bầu cần lưu ý những nguyên tắc sau khi ăn để tránh gây hại cho sức khỏe thai kỳ và thai nhi trong bụng.
Nằm và ngủ ngay sau bữa ăn
Nếu không phải vì lý do thể chất, cơ thể quá mỏi mệt thì tốt nhất bà bầu không nên nằm và ngủ ngay sau bữa ăn. Hành động này có thể khiến thức ăn không kịp tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu. Mặt khác, việc ngủ ngay sau bữa ăn sẽ làm tăng gánh nặng đến các cơ quan khác, dẫn đến sự tích tụ chất béo không có lợi cho cơ thể và do đó làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển não bộ của thai nhi, nên có những hoạt động hữu ích sau bữa ăn, chẳng hạn: ngồi thưởng thức âm nhạc, đi lại nhẹ nhàng hít thở khí trời hoặc đơn giản là một buổi nói chuyện phím, cởi mở giữa các thành viên trong gia đình hay với bạn bè thân thiết, những người có thể đem lại cho bạn sự dễ chịu, thân mật.
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng khi mang sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn vì có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Đơn giản vì sau khi ăn xong cơ thể cần 1 khoảng thời gian để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này mẹ vội vàng tập các bài thể dục sẽ khiến cơ thể phải phân chia năng lượng cho các cơ và vì vậy năng lượng dành cho hệ tiêu hóa không còn được tập trung nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vốn đã không được khỏe mạnh khi đang thai nghén.
Sau bữa ăn, mẹ có thể lựa chọn vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ loay quanh nhà. Nếu đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba, tốt nhất các mẹ nên có ít nhất 1 thành viên trong gia đình đi dạo cùng.
Uống trà sau bữa ăn
Uống trà ngay bữa ăn cũng là 1 trong 5 điều bà bầu tuyệt đối không nên làm sau khi ăn no. Bởi trong lá trà có chứa nhiều axit tanna nên nếu mẹ bầu uống trà ngay sau khi ăn, chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết tủa với axit tanna gây ra chứng bệnh khó tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất, nhất là sắt gây thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Các mẹ bầu chỉ nên uống trà sau khi ăn khoảng nửa tiếng.
Tắm ngay sau bữa ăn
Đối với mẹ bầu tắm ngay sau ăn là điều tối kỵ có thể gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Đặc biệt nếu bà bầu có tiền sử mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu… thì tắm sau khi ăn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sau khi ăn no mẹ bầu nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng rồi hẳn tắm. Thời gian tắm tối đa không quá 30 phút/ lần, đặc biệt nhiệt độ nước khi tắm cũng không được quá nóng.
Ăn trái cây sau bữa ăn
Nhâm nhi một ít trái cây sau bữa ăn là thói quen của hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên trong thực tế việc ăn trái cây sau bữa ăn là điều hoàn toàn sai lầm. Nó chẳng những không mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn tăng gánh nặng lên dạ dày, dễ gây ra đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ nếu mẹ bầu ăn trái cây ngọt sau bữa ăn sẽ khiến tổng lượng đường hấp thụ tăng lên, đường huyết tăng cao và nhanh khiến mẹ bầu dễ bị mắc các chứng bệnh như tiểu đường thai nghén, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đe dọa đến mức độ an toàn cho lần vượt cạn sắp đến.
Thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn trái cây là trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Đối với chị em phụ nữ lần đầu mang thai thì quả thật 9 tháng 10 ngày của thai kỳ không hề dễ dàng. Nhiều chị em sẽ cảm thấy ức chế khi cuộc sống bỗng nhiên có quá nhiều xáo trộn, nào là phải kiêng khem không được ăn món này, không được tòm tèm món kia, thậm chí ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng phải thay đổi . Tuy nhiên, nếu để con được sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì tất cả những ức chế, “đau khổ” đó sẽ là hoàn toàn xứng đáng.
Bà Bầu Ốm Nghén Nặng Có Nguy Cơ Cao Bị Trầm Cảm Trước Và Sau Khi Sinh
Mới đây, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho biết, phụ nữ bị ốm nghén nặng sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn trong và sau khi mang thai so với những phụ nữ ốm nghén bình thường.
Các nhà nghiên cứu Anh đã thu nhận 214 phụ nữ ở London trong ba tháng đầu của thai kỳ. Một nửa bị ốm nghén nặng, một nửa không. Không ai đã từng điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần trong thời gian trước đó. Các nhà khoa học đánh giá sức khỏe tâm thần của các bà mẹ này trong ba tháng đầu và sáu tuần sau khi sinh.
Kết quả cho thấy, gần một nửa số phụ nữ ốm nghén nặng bị trầm cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên và gần 30% bị trầm cảm sau khi sinh. Trong số những phụ nữ không bị ốm nghén, tỷ lệ này lần lượt là 6% và 7%. Một nửa số phụ nữ bị ốm nghén nặng phải nghỉ làm từ 4 tuần trở lên trong hoặc sau khi mang thai. Theo kết quả được công bố mới đây trên tạp chí BMJ Open .
Ốm nghén nặng, còn được gọi là chứng nôn nghén nặng, là một trong những lý do nhập viện phổ biến nhất khi mang thai. Phụ nữ mắc chứng này thường buồn nôn nghiêm trọng kèm theo nôn mửa liên tục. Họ có thể nằm liệt giường trong nhiều tuần, bị mất nước và sụt cân, và thường không thể làm việc hoặc chăm sóc những đứa con khác của họ.
Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại không coi trọng sự ảnh hưởng của chứng ốm nghén nặng đến sức khỏe tâm thần. Tiến sĩ Nicola Mitchell-Jones, Đại học Imperial College London, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Theo TS Nicola Mitchell-Jones, phụ nữ bị ốm nghén nặng có nguy cơ bị trầm cảm trước khi sinh gấp 8 lần và sau đó có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 4 lần. Một số phụ nữ trong nghiên cứu thậm chí còn có ý nghĩ tự làm hại bản thân. Vì vậy, cần điều trị các triệu chứng thể chất của chứng nôn nghén, đánh giá hỗ trợ sức khỏe tâm thần cũng nên được thực hiện thường xuyên đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc chứng nôn nghén nặng này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!