Xu Hướng 11/2023 # Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Kèm Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Kèm Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nghe thấy tiếng động phát ra từ bụng bé yêu mẹ thường nghĩ đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và bắt đầu những lo lắng. Tuy nhiên thống kê gần đây cho thấy hơn 2/3 trẻ sau khi sinh một vài tuần có triệu chứng này. Chỉ cần bình tĩnh tìm và loại trừ các nguyên nhân, hệ tiêu hóa của bé sẽ sớm bình thường trở lại.

Ngoài những âm thanh từ bụng, một vài dấu hiệu nhận biết em bé bị sôi bụng: Đi ngoài nhiều, xì hơi ngay sau khi bú…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

30% trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi bị sôi bụng, đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu rơi vào tình trạng này.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Cụ thể hơn là do sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn yếu khó thích nghi với các loại sữa bột hơn sữa mẹ.

Trường hợp bắt buộc mẹ cũng rất cẩn thận khi chọn sữa. Bất tiện khác của việc trẻ bú bình là việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú gây ra sôi bụng.

Trẻ không hấp thu được Lactose – một loại đường phức có nhiều trong sữa công thức. Việc thiếu Lactose có thể do bẩm sinh trẻ đã không dụng nạp được hoặc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay gia vị cay.

Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều, kéo dài

Nếu bé sơ sinh vẫn đi ngoài bình thường, tức là ngày đi 3-5 lần thì có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bé bú sữa mẹ nên phân nhớt, sôi bụng và xì hơi nhiều.

Mẹ điều chỉnh chế độ sinh hoạt của hai mẹ con theo cách sau:

Uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn thêm tôm, cua, đậu hũ, phô-mai để tăng thêm canxi trong sữa mẹ.

Cho bé phơi nắng 20 phút, uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3 để ngừa còi xương.

Bé bú thêm sữa ngoài nên có thể bị dị ứng sữa, gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài, quấy khóc. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khi bú thì vắt sữa thừa ra.

Cho bú mẹ liên tục mỗi 2 giờ và mẹ ăn thêm mỗi ngày một bữa ăn xế, ăn thêm thịt bò, cá hồi sẽ đảm bảo đủ sữa cho bé.

Trẻ sơ sinh sôi bụng không đi ngoài

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì hiện tượng sôi bụng và táo bón nếu bé bú không đủ lượng sữa hoặc nhu động ruột không tốt nên gây ra. Trường hợp bé bú sữa công thức thì đôi khi do sữa không phù hợp với con hoặc me pha không đúng thì cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón.

Mẹ cũng phải chú ý đến chế độ ăn để tăng nhuận tràng cho bản thân mình và một số thành phần tiết qua sữa giúp cho hệ tiêu hóa của con tốt hơn. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng của con để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Trường hợp táo bón kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé nên đưa con đi kiểm tra ở chuyên khoa nhi.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Từ những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé bị sôi bụng mẹ có thể phần nào an tâm, bình tĩnh tìm ra cách khắc phục kịp thời.

Thay đổi tư thế bú

Dù đã cho con bú đúng cách, nhưng khi đang bú mà bé quấy khóc và mẹ nghe những âm thanh sôi bụng của bé thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé. Cách làm này hiệu quả và được nhiều mẹ áp dụng. Sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bé lên vai mẹ sau đó vỗ lưng để bé ợ nóng ra ngoài hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.

Với trẻ bú bình điều quan trọng là đảm bảo để trẻ ngậm vừa núm vú để bé không nuốt không khí vào bên trong khi bú.

Chọn đúng sữa công thức

Trẻ không hấp thụ được Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Nếu trẻ đang ăn dặm và nhạy cảm với các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên massage bụng để giúp giúp trẻ tiêu hóa tốt.

Phòng tránh trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi hiệu quả

Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên nếu trẻ vừa sôi bụng vừa, đầy hơi, thêm quấy khóc, bỏ bú, không đánh rắm được và đi tướt hoặc không đi đại tiện mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Cách phòng tránh hiện tượng này hiệu quả nhất là cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ ít sữa thì có thể chia thành nhiều cữ bú để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.

Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp và không phải là bệnh lý nguy hiểm. Mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có cách ứng phó kịp thời nhất.

Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng, Mẹ Nên Làm Gì?

Sôi bụng thường là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú làm mẹ lo lắng không yên. Đây là những kiến thức cơ bản về sôi bụng ở trẻ sơ sinh chắc chắn mẹ cần phải nắm được.

Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Sôi bụng là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em từ 3-18 tuần tuổi sau sinh. Theo thống kê có khoảng 30 % trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng sôi bụng, chướng bụng đầy hơi, bởi vậy nên mẹ không cần quá lo lắng khi con bị như vậy.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường do các nguyên nhâu sau:

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị sôi bụng là do mẹ ăn đồ ăn lạ hoặc các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu.

Trẻ uống sữa công thức: Một số sữa công thức có chứa nhiều lactose khiến trẻ khó khăn trong việc hấp thụ nên gây ra tình trạng bé sôi bụng, đầy hơi thậm chí rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Trẻ bú sữa bình: Có thể do cách pha chế sữa hoặc cho bé bú không phù hợp khiến không khí lọt vào bình sữa của trẻ nhiều. Khi bé nuốt phải không khí nhiều sẽ gây ra tình trạng sôi bụng.

Triệu chứng trẻ bị sôi bụng

Mẹ quan sát có có dấu hiệu xì hơi ngay khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Thậm chí bé còn xuất hiện dấu hiệu đi ngoài, phân lỏng, đau bụng, biếng ăn. Hiện tượng sôi bụng có thể diễn biến từ từ sao đó gia tăng nặng nề hơn. Một số bé còn bị nôn mửa, trớ sữa ra ngoài.

Mẹ nên làm gì khi bé bị sôi bụng?

Khi đã phát hiện rõ nguyên nhân tại sao bé bị sôi bụng, mẹ có thể xác định để chữa trị cho bé.

Đầu tiên, mẹ nên thay đổi tư thế bế bé, vô lưng cho con để bé dễ dàng ợ hơi. Ngoài ra, mẹ nên đặt con nằm ngửa xuống giường rồi gập đầu gối bé lại rồi thả ra để cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Thứ hai, đối với bé bú sữa công thức thì mẹ cần xem xét lại các loại thực phẩm từ sữa cho bé sử dụng. Chú ý, sữa không nên chứa nhiều lactose, chúng là nguyên nhân khiến bé đi ngoài và tiêu chảy do cơ thể không thể tiêu hóa được. Bởi vậy, cắt giảm lượng lactose bằng cách thay đổi sữa khác có thể là cách để trẻ giảm tình trạng sôi bụng và đi ngoài.

Thứ 3, mẹ cần chú ý việc vệ sinh dụng cụ pha chế sữa của con đảm bảo. Luôn phải rửa sạch để ráo khô, tiêu trùng bình sữa, dụng cụ pha chế sữa và núm vú trước khi cho trẻ sử dụng. Chú ý khi pha sữa mẹ nên hạn chế lượng khí lọt vào bình ở mức thấp nhất.

Thứ 4, với mẹ cho con bú sữa cần chú ý lại chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày của mình. Bởi những thực phẩm mẹ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị sữa cho con bú. Một số loại rau quả như cà chua, cam, quýt, cải xanh, giá đỗ, đậu lành … mẹ ăn hàng ngày. có thể khiến bé bị sôi bụng khi bú sữa.

Khi nào mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Nếu mẹ nhận thấy con có dấu hiệu sôi bụng nhưng vẫn ăn, ngủ, chơi tốt thì hãy áp dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ, ít sữa để giúp bé giảm hẳn sôi bụng. Nhưng ngược lại, khi trẻ có dấu hiệu đầy hơi, quấy khóc, tiêu chảy, bỏ ăn thì hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Từ khóa được tìm kiếm:

trẻ sơ sinh bị sôi bụng

trẻ sơ sinh bị sôi bụng là sao

sôi bụng language:vi

https://babaucanbiet com/tre-sinh-bi-soi-bung-nen-lam-gi/

me nen an gi khi be soi bung

mẹ ăn khoai lang con có sôi bụng không

trẻ sôi bụng ăn gì

còn bị sôi bụng rồi mẹ nên ăn gì

bị sôi bụng có nên ăn sữa chua không

bé bú mẹ bụng sôi

Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Phải Làm Sao ?

Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng và thường ọc sữa

Theo thống kê cho thấy khoảng 30% trẻ sơ sinh khi sinh ra đều mắc phải chứng sôi bụng, đầy hơi, chướng bụng. Sôi bụng thường gặp ở trẻ từ 3 đến 18 tuần tuổi, trẻ còn nhỏ sức khỏe yếu vì thế khiến các mẹ cảm thấy lo lắng và chưa biết phải làm như thế nào.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị sôi bụng chính là nguồn dinh dưỡng của trẻ. Các bà mẹ cho trẻ bú sữa bình quá sớm làm cho trẻ chưa thích nghi được mùi vị của sữa ngoài, đồng thời mẹ chưa đảm bảo cho trẻ uống đúng cách, chưa vệ sinh bình bú sạch sẽ và cách pha chế sữa không hợp lí khiến trẻ bị nuốt không khí nhiều.

Khi trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có những dấu hiệu như khóc nhiều, quậy phá và ít thèm bú sữa mẹ. Nếu bú nhiều trẻ thì bị ọc sữa ra lại. Bé hay quấy khóc ban đêm nhiều hơn, chính điều này đã khiến các bà mẹ lo lắng về sức khỏe của trẻ. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, bài viết sẽ mang đến cho bạn cách chữa bé bị sôi bụng giúp mẹ giải bớt nỗi lo cũng như bảo vệ sức khỏe cho bé.

Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu thường xuyên bỏ bú, bú hay bị ọc sữa, khóc quậy phá nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lí. Lưu ý, các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc hay bài thuốc dân gian nào mà chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ. Để giúp chữa trị trẻ khi bị sôi bụng các bà mẹ có thể dùng phương pháp sau:

1. Massage bụng cho trẻ

Massage có tác dụng rất tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt khi bị sôi bụng massage sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và dễ chịu hơn. Sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo kim đồng hồ giúp hơi bụng trẻ dễ thoát ra rất tốt cho đường tiêu hóa. Đồng thời, massage nhẹ sóng lưng của trẻ, các ngón tay, ngón chân trẻ để máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng, giảm được cơn đau bụng và mang đến cho trẻ giấc ngủ sâu, ngon hơn.

2. Kiểm tra lại cách pha sữa

Trẻ sơ sinh rất yếu nên mẹ cần chăm sóc kĩ càng và chú trọng đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là trong việc pha sữa cho trẻ bú. Cần pha sữa đúng cách, tránh để lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí khi lắc bình sữa, đây là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời, vệ sinh nấm vú, bình sữa cho trẻ trước và sau khi bú sạch sẽ, cất nơi khô ráo, thoáng. Ngoài ra, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, chính vì thế mẹ cần ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, chủ yếu các loại rau xanh, trái cây, chất xơ, cá…

Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

by Nguyễn Phương1.7k Views

Xì hơi là gì?

Xì hơi (đánh rắm) là một phản ứng của cơ thể khi thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn. Hiện tượng này thường phát ra âm thanh là “tủm” và nó cũng có mùi thối nhẹ nên khiến nhiều người phải đỏ mặt.

Xì hơi là một phần của quá trình tiêu hóa.

Thực tế mỗi người đều xì hơi mỗi ngày, chỉ là nó quá “nhẹ” đến mức ta không nhận ra và điều này là hoàn toàn bình thường.

Xì hơi nhiều không có nghĩa là chúng ta đang không thể tiêu hóa được thức ăn hoặc gặp một bệnh nào đó; chỉ đơn giản là có nhiều nhiều khí mắc kẹt trong bụng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, bé cũng nhạy cảm với mọi thứ hơn so người lớn.

Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm nhất định như: caffein (cola, trà, cafe và chocolate); các sản phẩm từ sữa; các loại hạt; súp lơ xanh; đậu đỗ, ăn nhiều gia vị…dễ gây tạo khí trong bụng.

Trẻ sơ sinh thường nuốt bọt khí trong quá trình bú sữa, do vậy dễ bị đầy bụng.

Các loại nước ép trái cây thuộc họ cam quýt cũng dễ gây tạo khí nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh tập ăn dặm, phải làm quen với thực phẩm rắn và các loại thức ăn mới lạ, do vậy hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi ngay được.

Trẻ sơ sinh hay khóc cũng dễ nuốt khí nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?

Có nhiều khí trong bụng thường khiến các bé khó chịu, ăn không ngon hoặc đau bụng. Hiện tượng này kéo dài và mức độ ngày càng lớn thì vấn đề trở nên đáng lo hơn

Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà vẫn ăn tốt, khỏe mạnh, tươi vui và lên cân đều thì bạn không cần quá lo lắng.

Nếu trẻ sơ sinh xì hơi dữ dội kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,….thì bạn tìm cách khắc phục cho các bé ngay, không nên để lâu.

Xì hơi nhiều không phải bệnh, nó chỉ đơn giản là những rắc rối trong vấn đề tiêu hóa và bạn hoàn toàn có chăm sóc cho bé tại nhà.

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Lựa chọn tư thế bú đúng, bình sữa có núm vú phù hợp với bé.

Giúp bé ợ hơi sau mỗi lần bú sữa.

Tống hơi bằng cách đạp chân.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Lưu ý là thức ăn mẹ ăn cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Mát xa cho trẻ để giúp trẻ thấy thư giãn hơn.

Đừng để bé thấy bạn đang lo lắng hoặc bé thấy xì hơi là đáng sợ, hãy giữ trẻ bình tĩnh.

Tạo một tiếng ồn trắng, ví dụ như tiếng quạt để làm dịu em bé.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Không cảm nhận được chuyển động của dạ dày, ruột ở bụng.

Phân ra máu.

Ói mửa không ngừng.

Kém ăn, rất không bình tĩnh khi xì hơi.

Sốt cao hoặc nhiệt độ ở hậu môn là 38 độ C, có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Như vậy, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là một hiện tượng bình thường, nó cũng hay xảy nhiều với trẻ lớn; bạn không cần quá lo lắng song nếu thấy bất kì dấu hiệu nào cho thấy bé không khỏe, bạn nên cho bé đi khám để được chẩn đoán đúng và hướng dẫn điều trị.

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Có Nên Thụt Hậu Môn Không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh là biện pháp cuối nên thực hiện nếu tình trạng táo bón của trẻ quá nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh có thể gây những hệ luỵ khó lường như bỏng rát và viêm hậu môn, trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên…

Cách giải quyết ban đầu khi trẻ có triệu chứng táo bón là thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính. Nếu trẻ vẫn còn khó khăn với việc đi vệ sinh thì việc dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh nên được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Phương pháp thụt hậu môn là một cách đặt thuốc hoặc bơm thuốc qua đường hậu môn để hỗ trợ làm mềm lượng phân tắc nghẽn trong đường ruột của bé. Thông thường có 3 loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh được dùng là thuốc có chứa dầu khoáng (thành phần paraphin), thuốc có chứa phốt phát và thuốc chứa hàm lượng muối cao. Trong đó, các loại thuốc có chứa phốt phát có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, vì vậy cha mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng cho bé.

Nhiều phụ huynh thắc mắc về việc trẻ sơ sinh thụt hậu môn nhiều có sao không, câu trả lời là có. Hậu quả đầu tiên chính là nguy cơ tổn thương hậu môn và giảm độ co thắt tự nhiên ở hậu môn, đặc biệt đối với những trẻ từ 2 – 6 tuổi.

Sử dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh thường chỉ định với những bé trên 2 tuổi. Các bác sĩ chuyên ngành cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng, phương pháp này chỉ nên áp dụng để điều trị táo bón tạm thời và không nên sử dụng lâu dài.

Về cơ bản những phương pháp điều trị táo bón của trẻ như thụt hậu môn nói chung, và sử dụng thuốc nói riêng vẫn cần được sự tư vấn chính xác của bác sĩ. Nếu phụ huynh không biết thao tác đúng cách, sử dụng thuốc thụt hậu môn có thể là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Không nên lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho trẻ thường xuyên

Lạm dụng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm hậu môn ở trẻ. Nếu không tập cho trẻ đi vệ sinh bằng chính sức mình thì bé cũng mất dần phản xạ rặn và co thắt trực tràng tự nhiên, gây ra tình trạng đi phân són.

Mặc dù các bậc cha mẹ đều nóng lòng khi nhìn thấy vẻ mặt đau đớn của trẻ mỗi khi đi vệ sinh nhưng cũng cần có nhận thức đúng đắn khi có ý định dùng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh.

Thụt hậu môn cho bé an toàn và đúng cách

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ không đi vệ sinh từ 5 – 7 ngày kèm theo biểu hiện chướng bụng và chán ăn thì có khả năng bé đã bị táo bón. Trước tiên cha mẹ nên thử áp dụng các cách dân gian để chữa táo bón cho trẻ tại nhà. Nếu như trẻ vẫn không đi vệ sinh được thì tháo thụt hậu môn bằng thuốc là lựa chọn cuối cùng cha mẹ cần thực hiện.

Chuẩn bị thụt cho trẻ sơ sinh

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh thường mang lại hiệu quả rất nhanh, cần khoảng vài phút bé sẽ buồn đi vệ sinh do đường ruột được kích thích hoạt động tích cực để thải phân ra toàn bộ. Thực hiện thụt hậu môn bằng thuốc cho trẻ cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản sau:

Thuốc thụt hậu môn cho trẻ (có thể dùng Bibonlax, Clisma – Lax theo chỉ định của bác sĩ)

1 cốc nước ấm

Nên dùng loại găng tay không có hoá chất

Khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bước 1: Mẹ hướng bé nằm nghiêng sai trái và để hai tay thả lỏng, một tay giữ đầu gối bé gập lại. Chú ý giữ phần đầu và ngực của bé hạ thấp về phía trước để cánh tay trái tự nhiên áp vào mặt trái để bé thoải mái.

Bước 2: Sử dụng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh theo liều dùng, đặt thuốc vào hậu môn thông đến trực tràng. Khi đặt phụ huynh nên bóp mạnh hộp thuốc để phần thuốc được đưa hết vào trong trực tràng bé.

Bước 3: Sau khi đưa thuốc vào hết trong hậu môn thì mẹ nên dùng đầu ngón tay để xoa bóp nhẹ quanh hậu môn giúp thuốc tràn sâu vào trong. Sau 2 – 5 phút là bé bắt đầu buồn đi vệ sinh.

Lưu ý khi dùng thuốc thụt cho trẻ sơ sinh

Đầu tiên bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng nếu sau khi thụt mà bé vẫn táo bón. Sau đó cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ và không nên sử dụng thuốc thụt tự ý mua ở các tiệm thuốc tây lề đường.

Có thể cảm thấy khó chịu khi mẹ vừa bơm thuốc vào, hãy trấn an bé bằng cách dỗ dành hoặc nếu bé lớn hơn thì mẹ nên dạy bé cách hít thở để tăng cường nhu động ruột.

Không phải lúc nào trẻ táo bón nặng cũng nên dùng thuốc thụt. Nếu như bé trên 5 tuổi và không hay đi ngoài nhưng vẫn đi đầy đủ 3 lần/tuần và ăn uống, vận động bình thường thì không cần can thiệp bằng thuốc thụt.

Nếu như sau khi thụt mà bé bị đau rát, chảy máu hậu môn thì phụ huynh nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến đối với những trường hợp thụt tháo cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Nếu như bé vẫn mới bị táo bón 2 – 3 ngày thì bố mẹ đừng nên nôn nóng mà thực hiện cách thụt cho trẻ sơ sinh và càng không nên cho bé dùng thuốc sớm. Những phương án an toàn và đem lại hiệu quả được các bác sĩ công nhận là:

Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ sẽ cung cấp các dưỡng chất và lợi khuẩn để tăng cường men tiêu hoá trong ruột và dạ dày của bé.

Nếu bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ và các thực phẩm có tính nhuận tràng vào bữa ăn hàng ngày của bé.

Với những trẻ uống sữa công thức, sữa bò thì mẹ nên chú ý pha sữa loãng một chút để bé có thể hấp thu và tiêu hoá dễ dàng hơn.

Các bé trên 12 tháng cần được uống đủ 500 – 650 ml nước/ngày bao gồm sữa, với những trẻ dưới 6 tháng chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mỗi cữ sữa cách nhau 2-3 giờ.

Sau khi bú, hoặc ăn xong mẹ nên dùng lòng bàn tay massage cho bé theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng để kích thích hoạt động đại tràng..

Massage bụng cho bé để giúp trẻ tiêu hoá hiệu quả sau khi ăn

Những loại thuốc thụt cho trẻ sơ sinh an toàn như parafin, glycerin… được khuyến khích sử dụng nếu bé đi đại tiện khó khăn, nặng bụng và chướng bụng kéo dài.

Ngay cả khi áp dụng các cách trên mà trẻ vẫn bị táo bón, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cụ thể tình trạng đường ruột. Nếu cha mẹ chủ quan khi điều trị táo bón cho bé có thể gây ra những hệ luỵ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất ở trẻ. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể phát triển thành các bệnh đường ruột ngăn cản khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm tăng cân.

Bài viết đã giúp giải đáp vấn đề “Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?”. Hi vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc cho con để bé nhanh khỏi bệnh

Táo bón khỏi nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn nhờ thực hiện bài tập đơn giản – Thuốc dân tộc hướng dẫn

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Phải Làm Sao?

Vì sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thường là do trẻ nuốt phải không khí trong quá trình bú sữa. Trẻ bú mẹ hay bình đều gặp hiện tượng này nhưng bé bú bình sẽ bị đầy hơi thường xuyên hơn.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi?

Nếu trẻ bị đầy hơi, phun sữa nhiều, cáu kỉnh trong khi mẹ cho bú thì mẹ hãy cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú bình được khoảng 60 -90ml. Nếu trẻ bú mẹ thì mẹ cho ợ hơi sau mỗi lần mẹ đổi ngực hoặc cứ 5 phút một lần.

Nhiều trẻ bú sữa mẹ không nuốt quá nhiều không khí nên bé không cần thường xuyên phải ợ hơi nhưng dù là bú sữa mẹ hay bú bình thì mẹ phải nhớ luôn cho bé ợ hơi sau mỗi cữ bú.

Nếu trẻ quấy khóc trong khi đang bú sữa thì mẹ hãy ngừng cho trẻ bú rồi cho trẻ ợ hơi thay vì tiếp tục bắt trẻ bú sẽ làm trẻ thêm khó chịu và có thể khiến trẻ nôn trớ.

Cách cho bé ợ hơi

Mẹ ngồi ôm bé thẳng, đầu bé tựa vào vai mẹ. Người mẹ sẽ đỡ đầu và lưng bé trong khi dùng 1 tay nhẹ nhàng vỗ lưng bé. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn lên vai phòng trường hợp bé có thể trớ sữa lên người mẹ.

Để bé ngồi trong lòng mẹ, nghiêng về trước một chút. Lòng bàn tay mẹ đỡ trước ngực và cằm bé bằng các ngón tay trong khi tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng bé. Mẹ có thể nhún chân một tí. Mẹ lưu ý là các ngón tay mẹ giữ cằm chứ không phải cổ họng bé.

Đặt bé nằm sấp trong lòng mẹ sao cho phần đầu bé luôn cao hơn so với ngực, và nhẹ nhàng vỗ hoặc xoay bàn tay mẹ trên lưng bé.

Giúp bé ợ khi bé bị đầy hơi

Nhiều mẹ áp dụng cách thứ 3 thấy rất có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi, vì làm như thế sẽ tạo một chút áp lực lên bụng giúp bé ợ ra tốt. Nếu sau vài phút mà bé vẫn chưa ợ, mẹ tiếp tục cho bé bú và đừng lo lắng vì không phải lần nào bé cũng ợ. Khi bé bú xong, cho bé ợ lại và giữ bé ở vị trí thẳng người như cách 1 trong vòng từ 10 -15 phút để bé không trớ sữa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Kèm Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!