Bạn đang xem bài viết Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhân sâm, dược liệu quý giá của y học cổ truyền châu Á, hiện nay đang bắt đầu được Tây y nghiên cứu. Với quan niệm nhâm sâm là thực phẩm quý hiếm, giúp sinh được những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, không mắc những bệnh sơ sinh… nhiều bà bầu sẵn sàng bỏ tiền mua nhân sâm bồi bổ cho em bé từ khi còn trong bào thai. Một số thai phụ còn được truyền kinh nghiệm ngậm một chút sâm để chuyển dạ dễ hơn. Những kiểu bồi bổ cho bà bầu như thế liệu có đúng? Nhân sâm, dược liệu quý giá của y học cổ truyền châu Á, hiện nay đang bắt đầu được Tây y nghiên cứu. Nhân sâm đã tỏ rõ giá trị trong nhiều loại bệnh lý: có khả năng làm giảm huyết áp, làm hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường, làm giảm một số triệu chứng trong bệnh tim mạch, nâng cao sức đề kháng trong một số trường hợp ung thư, cải thiện một số triệu chứng tâm thần kinh, cải thiện chức năng một số cơ quan trong cơ thể… Tuy nhiên, cho đến nay, những bằng chứng về các tác dụng này vẫn còn chưa rõ ràng. Tính an toàn và hiệu quả của nhân sâm trong các trường hợp bệnh lý vẫn cần được nghiên cứu rõ ràng bằng các nghiên cứu trên động vật và trên con tác dụng hiệu quả trên người. Trong lĩnh vực sản khoa, người ta ghi nhận, có một số khá đáng kể các thai phụ người Hoa sử dụng nhân sâm (có thể đạt khoảng 10%). Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố năm 2003 của một đại học ở Hồng Kông cho thấy sử dụng ginsenoside Rb1, một trong những thành phần của nhân sâm có thể gây dị tật trên phôi thai chuột. Khi sử dụng ginsenoside Rb1 với nồng độ 30 microgram trên phôi thai chuột 9 ngày tuổi, khả năng có những bất thường ở tim, chi và sự phát triển cũng như cử động của phôi thai chuột; với liều 50 microgram, khả năng này còn cao hơn và xuất hiện thêm bất thường chiều cao và phát triển tế bào cơ. Nghiên cứu này cho thấy nhân sâm có tác dụng gây quái thai trên chuột, do đó nên thận trọng khi sử dụng trên người, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ. Người ta cũng quan sát thấy sự gia tăng khả năng tử vong nhũ nhi khi người mẹ dùng nhân sâm trong giai đoạn cho con bú. Nhân sâm có tác dụng giống estrogen, do đó, trên một số người có nguy cơ cao với ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, nhân sâm có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, cũng như rõ ràng có khả năng thúc đẩy quá trình bệnh lý các trường hợp ung thư này. Theo PNTD Liên Quan KhácPhụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâmMùa nào mang thai là tốt nhất
Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản
Phụ nữ có thai cần biết những thay đổi về thể chất xảy ra trong khi có thai để đón nhận một cách tích cực như đang cảm nhận thai nhi đang lớn lên từng ngày trong cơ thể mình. Khi thai nhi ngày càng lớn lên, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép như dạ dày bị chèn ép gây nên các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng; đại tràng bị chèn ép gây táo bón; bàng quang bị chèn ép gây tiêu nhiều lần. Các biểu hiện này còn do nguyên nhân có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Bụng và vú to, xuất hiện các vết rạn da ở vùng bụng khi các sợi đàn hồi ngay dưới ra bị đứt do không chịu nổi sức căng của thành bụng. Cảm giác chóng mặt do cơ thể phải làm việc thêm để tạo nhiều máu hơn cung cấp cho thai đang phát triển. Nhiều thai phụ thấy buồn nôn hoặc nôn ói, chán ăn dẫn đến tăng căng ít hoặc thậm chí sụt cân trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Để vượt qua những trở ngại về tâm sinh lý nói trên, thai phụ cần chủ động tìm đến sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình, bạn bè, cán bộ y tế và những thai phụ khác. Trong những lần khám thai, hãy thoải mái trình bày những lo lắng và cảm xúc của mình cho cán bộ y tế để nhận được sự giải thích và giúp đỡ khi cần thiết. Hãy đăng ký tham gia các lớp giáo dục tiền sản tại các cơ sở y tế để nhận được những thông tin hữu ích cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ những thai phụ trong những lớp giáo dục này. Hãy khuyến khích chồng đồng hành trong những lần đi khám thai và những buổi giáo dục tiền sản để thông cảm và chia sẻ những khó khăn của người phụ nữ mang nặng đẻ đau. Bản thân thai phụ cũng cần có thái độ lạc quan và tích cực vì những thay đổi thể chất và tinh thần đều đang dẫn tới sự ra đời của một em bé bụ bẫm và thông minh.
Trong khi mang thai, phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bào thai có thể tăng trưởng và phát triển, và để thai phụ có đủ sức đương đầu với những thay đổi đang xảy ra trong cơ thể. Nếu thai phụ ăn uống thiếu thốn, bào thai sẽ bị suy dinh dưỡng, tế bào thần kinh không được phát triển đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và trí thông minh sau này.
Các loại thực phẩm thai phụ nên ăn là: các loại rau và trái cây với ít nhất 5 khẩu phần mỗi ngày, thực phẩm từ tinh bột như gạo, bánh mì, mì, bún, khoai tây …,các thực phẩm giàu chất đạm và chất sắt như thịt, cá , trứng và các loại đậu, các thực phẩm nhiều chất xơ như bánh mì, ngũ cốc, các loại đậu, các loại rau và trái cây… sẽ giúp phòng ngừa táo bón, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai…là nguồn thực phẩm cung cấp can-xi và chất đạm.
Không nên ăn những thức ăn có thể nhiễm khuẩn như pa-tê, gan và các sản phẩm làm từ gan, các thực phẩm đã chế biến sẵn nhưng chưa được nấu hay nấu chưa chín, chỉ ăn trứng đã được nấu kỹ, các loại thịt ướp muối, xông khói, phơi khô như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói…, các loại động vật có vỏ (như sò, ốc, hàu, tôm, cua…) còn sống.
Thai phụ nên hạn chế tiêu thụ caffeine là thành phần có trong cà phê, trà; hạn chế các loại nước ngọt giải khát không cồn, nước tăng, hạn chế các loại thức ăn có lượng đường cao như bánh ngọt nhằm tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, không nên uống rượu trong khi có thai vì có nguy cơ thai bị suy dinh dưỡng, biến chứng thần kinh, sẩy thai nguyên phát, không nên hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với người hút thuốc lá vì nguy cơ nhau bong non, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm, sanh non, trẻ nhẹ cân.
Thai phụ nên đến các cơ sở y tế sản phụ khoa để được khám thai định kỳ, phát hiện sớm và xử trí ngay các triệu chứng bất thường, đảm bảo sự phát triển bình thường của người mẹ cũng như của bào thai. Ngoài chế độ ăn hợp lý, thai phụ cần được bổ sung thêm chất sắt và acid folic mỗi ngày cho đến khi sanh. Cần theo dõi mức tăng cân hợp lý khoảng 10 đến 15 kg trong toàn bộ thai kỳ. Hạn chế dùng các thức ăn hay thức uống có nhiều đường hay dầu mỡ. Tránh lao động nặng như khuân vác hoặc gánh nặng, đặc biệt ở các thai phụ đã có lần sẩy thai, sanh non. Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm và ngủ giấc trưa ngắn nếu có thể. Trang phục rộng rãi, thoáng mát, thích hợp theo mùa. Tránh đi giày cao gót vì dễ bị té do trục cơ thể đổ ra trước. Hàng ngày lau rửa sạch núm vú và xoa bóp vú. Nếu núm vú lõm vào trong, có thể dùng vaseline thoa và kéo núm vú ra ngoài. Tập thể dục vào buổi sáng, hít thở sâu hoặc đi bộ. Không tập luyện quá sức. Các tháng đầu vẫn có thể đi du lịch xa nhưng cần tránh các dằn xóc, va chạm mạnh. Sau tháng thứ 7, nên tránh đi xa vì có thể chuyển dạ sanh.
Bài viết đã được thu phát trên Đài phát thanh TP.
Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ &Amp; Bé Trước Sinh Như Thế Nào?
chăm sóc trước khi sinh lần đầu. Nếu bạn biết bạn đang mang thai, hoặc nghĩ rằng bạn có thể, hãy gọi bác sĩ của bạn để sắp xếp một cuộc hẹn để thăm khám.
chăm sóc trước khi sinh định kỳ. Bác sĩ sẽ sắp xếp lịch trình cho bạn các lần thăm khám trong quá trình mang thai. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào – tất cả đều quan trọng.
Tuân Theo lời khuyên của bác sĩ.
Chăm sóc trước khi sinh có thể giúp cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh. Những đứa trẻ của các bà mẹ không được chăm sóc trước khi sinh có khả năng có cân nặng khi sinh thấp hơn 3 lần và có khả năng chết cao hơn 5 lần so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ được chăm sóc trước sinh.
Các bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm khi họ khám cho các bà mẹ định kỳ. Điều này cho phép các bác sĩ điều trị sớm. Điều trị sớm có thể chữa được nhiều vấn đề và ngăn chặn những vấn đề khác. Các bác sĩ cũng có thể nói chuyện với phụ nữ mang thai về những điều họ có thể làm gì để cung cấp cho thai nhi của họ một khởi đầu lành mạnh cho cuộc sống.
Bạn nên bắt đầu chăm sóc bản thân trước khi bạn bắt đầu để có thai. Điều này được gọi là sức khỏe trước mang thai. Nó có nghĩa là biết được một số bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi của bạn nếu bạn có thai như thế nào?. Ví dụ, một số thức ăn, thói quen, và các loại thuốc có thể gây hại cho em bé của bạn – thậm chí trước khi người đó được thụ thai. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến thai.
Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi mang thai để tìm hiểu những gì bạn có thể làm để chuẩn bị cơ thể của bạn. Lý tưởng nhất, phụ nữ nên dành cho mình ít nhất là 3 tháng để chuẩn bị trước khi có thai.
Năm điều quan trọng nhất bạn có thể làm trước khi mang thai là:
Uống 400-800 microgram (400-800 mcg hoặc 0,4-0,8 mg) axit folicmỗi ngày trong ít nhất 3 tháng trước khi có thai để giảm nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh của não và cột sống. Bạn có thể nhận được axit folic từ một số thực phẩm. Nhưng thật khó để có được tất cả các axit folic cần thiết khi chỉ dùng thức ăn. Sử dụng một vitamin chứa axit folic là cách tốt nhất và dễ nhất để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng axit folic.
Ngừng hút thuốc và uống rượu.
Nếu bạn có một vấn đề về sức khỏe hãy chắc chắn nó được kiểm soát. Một số vấn đề bao gồm hensuyễn, tiểu đường, trầm cảm, huyết áp cao, béo phì, bệnh tuyến giáp, hoặc động Hãy chắc chắn bạn đã tiêm ngừa đầy đủ.
Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn mà bạn đang sử dụng. Chúng bao gồm các chế phẩm bổ sung hoặc thảo dược. Một số loại thuốckhông an toàn trong thời gian mang thai.
Tránh tiếp xúc với các chất hoặc các vật liệu độc hại tại nơi làm việc và ở nhà có thể gây hại. Tránh xa các hóa chất và mèo hoặc động vật gặm nhấm.
Hãy làm theo những gì nên làm và không nên làm để chăm sóc bản thân và sinh mạng quý giá đang phát triển bên trong cơ thể của bạn:
Đi khám thai sớm và định kỳ. Cho dù đây là thời kỳ mang thai đầu tiên hoặc thứ ba của bạn, chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn và em bé đều khỏe mạnh mỗi khi thăm khám. Nếu có bất kỳ vấn đề, hành động sớm sẽ giúp ích cho bạn và em bé.
Hãy dùng vitamin hỗn hợp, hoặc vitamin tiền sản chứa 400 đến 800 microgram (400-800 mcg hoặc 0,4-0,8 mg) axit folic mỗi ngày. Axit folic là quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng bạn cũng nên tiếp tục uống axit folic trong suốt thai kỳ.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi dừng bất kỳ loại thuốc hoặc bắt đầu bất kỳ loại thuốc mới. Một số loại thuốc không an toàn trong thời gian mang thai. Hãy nhớ rằng ngay cả loại thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ hoặc các vấn đề khác. Nhưng không sử dụng các loại thuốc bạn cần cũng có thể gây hại.
Tránh tia x-quang. Nếu bạn phải làm các công việc nha khoa hoặc các xét nghiệm chẩn đoán, nói với nha sĩ hoặc bác sĩ biết bạn đang mang thai để chăm sóc thêm có thể được thực hiện.
Tiêm phòng cúm. Phụ nữ mang thai có thể bị bệnh nặng do cúm và có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện.
Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Chọn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu canxi, và các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, hãy chắc chắn để uống nhiều nước, đặc biệt là nước.
Bảo vệ bản thân và em bé của bạn khỏi các bệnh truyền qua thực phẩm, bao gồm toxoplasmosis và listeria . Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn. Không ăn các loại thịt hoặc cá chưa nấu chín hoặc không nấu. Luôn luôn rửa tay, vệ sinh, nấu ăn, ăn, và lưu trữ thực phẩm đúng cách.
Không ăn cá có nhiều thủy ngân, bao gồm cả cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình.
Đạt được sự tăng cân khỏe mạnh. Bác sĩ có thể cho bạn biết được trọng lượng bạn cần tăng như thế nào trong khi mang thai.
Không hút thuốc, uống rượu, hoặc sử dụng ma túy. Điều này có thể gây ra tác hại lâu dài hoặc tử vong cho em bé của bạn.
Cố gắng tập thể dục ít nhất là 2 giờ 30 phút với cường độ hoạt động vừa phải mỗi tuần (Trừ khi bác sĩ của bạn nói với bạn là “không”).
Không nên tắm quá nóng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi.
Ngủ nhiều và tìm cách để kiểm soát stress.
Xem tin tức, đọc sách, xem video, hãy đi đến một lớp học trước sinh, và nói chuyện với các bà mẹ bạn biết.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các lớp học giáo dục trước sinh cho bạn và đối tác của bạn. Lớp học có thể giúp bạn chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Tránh xa các hóa chất như thuốc trừ sâu, dung môi (như một số chất tẩy rửa hoặc chất làm loãng sơn), chì, thủy ngân và sơn (kể cả hơi sơn). Không phải tất cả các sản phẩm đều dán các cảnh báo mang thai trên nhãn. Nếu bạn không chắc chắn sản phẩm nào là an toàn, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng nó. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang lo lắng rằng các hóa chất được sử dụng trong môi trường làm việc của bạn có thể có hại.
Nếu bạn có một con mèo, hãy hỏi bác sĩ của bạn về bệnh toxoplasmosis. Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh đôi khi được tìm thấy trong phân mèo. Nếu không được điều trị bệnh toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng cách tránh mèo và đeo găng tay khi làm vườn.
Tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm, bao gồm cả động vật gặm nhấm là thú cưng, và nước tiểu, phân, hoặc vật liệu làm tổ của chúng. Động vật gặm nhấm có thể mang theo một loại virus có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho thai nhi của bạn.
Thực hiện các bước để tránh bệnh tật, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên.
Tránh xa khói thuốc lá.
Có! Dị tật bẩm sinh của não và cột sống xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Vào thời điểm bạn phát hiện ra bạn đang mang thai, nó có thể là quá muộn để ngăn chặn những dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, phần lớn các ca mang thai đều không có kế hoạch trước. Đối với những lý do này, tất cả những người phụ nữ có thể mang thai cần bổ sung 400-800 mcg axit folic mỗi ngày.
Bác sĩ sẽ cho bạn một lịch trình của tất cả các lần khám của bác sĩ mà bạn nên có trong khi mang thai. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ:
Khoảng 1 lần mỗi tháng cho tuổi thai từ tuần 4 đến tuần 28
2 lần một tháng cho tuổi thai từ tuần 28 đến tuần 36
Mỗi tuần cho tuổi thai từ tuần 36 đến khi sinh
Nếu bạn trên 35 tuổi hoặc thai kỳ của bạn là có nguy cơ cao, có thể bạn sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn.
Trong lần khám tiền sản đầu tiên, bạn có thể mong đợi bác sĩ để:
Hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn bao gồm cả các bệnh nội khoa, các bệnh ngoại khoa, hoặc những lần mang thai trước
Hỏi về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn
Thực hiện thăm khám tổng quát, bao gồm khám vùng chậu
Lấy máu và nước tiểu của bạn để làm xét nghiệm
Kiểm tra huyết áp, chiều cao của bạn, và trọng lượng
Xác định tuổi thai
Tính ngày dự sanh
Trả lời câu hỏi của bạn
Những lần thăm khám tiền sản sau này có lẽ sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và chắc chắn rằng bé vẫn phát triển như mong đợi. Hầu hết các lần trước khi sinh sẽ bao gồm:
Kiểm tra huyết áp của bạn
Đo tăng cân của bạn
Đo bụng của bạn để kiểm tra sự phát triển của em bé của bạn
Kiểm tra nhịp tim của em bé
Trong khi bạn đang mang thai, bạn cũng sẽ có một số xét nghiệm thường quy. Một số xét nghiệm được đề nghị cho tất cả phụ nữ, chẳng hạn như xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu, nhóm máu, HIV, và các yếu tố khác. Các xét nghiệm khác có thể được cung cấp dựa trên tuổi tác, tiền sử sức khỏe cá nhân hoặc gia đình, dân tộc của bạn, hoặc kết quả của các xét nghiệm kiểm tra thường quy bạn đã có.
Khi bạn già đi, bạn có nguy cơ ngày càng tăng của việc có một em bé sinh ra với dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cuối tuổi 30 và đầu 40 có những đứa con khỏe mạnh. Đi khám bác sĩ thường xuyên trước khi bạn bắt đầu cố gắng để có thai. Bác sĩ sẽ có thể giúp bạn chuẩn bị cho cơ thể khi mang thai. Bác sĩ cũng sẽ có thể cho bạn biết về tuổi tác có thể ảnh hưởng đến thai như thế nào.
Trong thời gian mang thai của bạn, gặp bác sĩ thường xuyên là rất quan trọng. Bởi vì độ tuổi của bạn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số xét nghiệm thêm để kiểm tra sức khỏe của bé.
Ngày càng có nhiều phụ nữ đang chờ đợi cho đến khi họ ở độ tuổi 30 và 40 mới có kế hoạch có con. Trong khi nhiều phụ nữ ở độ tuổi này không có vấn đề với việc mang thai, khả năng sinh sản suy giảm theo tuổi tác. Với những phụ nữ trên 40 tuổi mà không có thai sau 6 tháng cố gắng, nên gặp bác sĩ để đánh giá khả năng sinh sản.
Các chuyên gia xác định vô sinh khi không có khả năng có thai sau khi cố gắng trong 1 năm. Nếu một người phụ nữ có bị sẩy thai, nó còn được gọi là vô sinh. Nếu bạn nghĩ bạn hay đối tác của bạn có thể bị vô sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Các bác sĩ có thể giúp các cặp vợ chồng vô sinh có được những đứa con khỏe mạnh.
Leave a reply →
Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Bầu Đặc Biệt 2 Tuần Đầu
– Trước khi cho trẻ bú mẹ nên massage hai bầu vú một cách nhẹ nhàng. Chăm sóc bầu vú cũng là một cách chăm sóc sức khỏe bà bầu, giúp mẹ thoải mái để có thể tiết sữa cho bé bú đủ.
2. Chăm sóc vùng kín
– Các mẹ cần phải giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi đứng nhẹ nhàng
– Chăm sóc vùng kín rất đa dạng như giữ gìn vệ sinh, đeo băng, thay băng, giữ gìn âm đạo luôn sạch và khô, ngoài ra cũng nên tăng cường hoạt động, không nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu chât xơ để tránh táo bón…
– Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên ngâm mình trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp.
3. Một số cách giúp bình phục sức khỏe bà bầu nhanh sau khi sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ:
– Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe bà bầu thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.
– Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.
Ăn uống :
– Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi.
– Ăn nhiều rau xanh hoa quả, thực phẩm giàu protein như thịt, pho mát, thực phẩm dạng bột, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón, uống nhiều nước để tăng cường sữa. Ăn uống hợp lý là biện pháp chăm sóc sức khỏe bà bầu nhanh chóng nhất.
– Hạn chế dùng đồ uống kích thích như chè, caffe, rượu bia…Tăng cường nước hoa quả, sữa.
Chú ý đến các vết mổ, viết khâu tầng sinh môn:
– Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật cắt khâu tầng sinh môn thì phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng.
– Một khi có hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ.
– Phụ nữ sau khi sinh nên cử động nhẹ nhàng tránh nằm bất động sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng.
Chú ý về tắm giặt:
– Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, tắm sớm làm sạch các tế bào chết trên da giúp da sáng khỏe.
– Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, tắm dưới vòi hoa sen không nên ngâm mình trong bồn tắm
Cập nhật thông tin chi tiết về Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!