Xu Hướng 9/2023 # Trước Khi Mang Thai Cần Chuẩn Bị Gì Để Không Bị Lo Lắng # Top 10 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trước Khi Mang Thai Cần Chuẩn Bị Gì Để Không Bị Lo Lắng # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trước Khi Mang Thai Cần Chuẩn Bị Gì Để Không Bị Lo Lắng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ ăn uống khi chuẩn bị mang thai

Hãy tuân theo những quy tắc ăn uống lành mạnh và cắt giảm bớt những thứ có hại như cồn, cà phê, thuốc lá và các chất gây nghiện không cần thiết.Trước khi chuẩn bị có thai khoảng 3 tháng, phụ nữ nên tăng cường các thức ăn có chứa a-xít folic (một loại vitamin có mặt trong các loại rau lá xanh và một số loại ngũ cốc) để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh. Duy trì chế độ ăn các thực phẩm có chứa a-xít folic cho đến 3 tháng đầu sau khi mang thai; có rất nhiều loại viên bổ sung a-xít folic khá tốt được bán ở các nhà thuốc.

Về phía đàn ông, tinh trùng thường mất 75 ngày để phát triển, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên các quý ông ăn thức ăn có đủ lượng kẽm và selen (hoặc dùng các viên đa vitamin) ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh.

Một số nghiên cứu cho rằng nồng độ thủy ngân cao trong một số hải sản có thể không tốt cho những ai muốn có con, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng nồng độ a-xít béo omega-3 có trong các loại cá như cá hồi lại rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Hãy khám sức khỏe tổng quát trước khi có con. Biết được tình trạng sức khỏe, làm vài xét nghiệm đơn giản và đề phòng một số điểm cần lưu ý đặc biệt giúp kế hoạch mang thai của bạn dễ dàng hơn.

Các bệnh di truyền thông thường gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang.

Khám sức khỏe tiền thai sản

Theo kiến thức cho bà bầu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu xem bạn có kháng thể rubella không, ngay cả những phụ nữ đã chích ngừa vẫn có thể mất khả năng miễn dịch. Vì thế, bạn vẫn có thể phải tiêm mũi khác.

Khi bạn mang thai, những thay đổi nhanh chóng về lượng hormone có thể kích hoạt các loại phản ứng, bạn có thể báo cho bác sĩ cùng với tình hình sức khỏe trước khi có thai.

Ghi chú lại huyết áp trước lúc mang thai cũng giúp bạn theo dõi dễ hơn những thay đổi về huyết áp trong thai kỳ nhằm tiên liệu khả năng tiền sản giật vốn có thể can thiệp ngay từ đầu.

Cho bác sĩ biết phương pháp ngừa thai hiện tại trước khi quyết định thụ thai. Nếu sử dụng bao cao su hay màng tránh thai thì không cần chuẩn bị nhiều, nhưng những ai uống thuốc ngừa thai, đặt vòng hoặc cấy thuốc tránh thai có thể phải ngưng các biện pháp này vài tháng trước khi “thả” cho có thai.

Bạn cũng nên cho bác sĩ biết kế hoạch chăm sóc thai nhi; có thể chọn cách được giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh hoặc một bệnh viện phụ sản.

Trước Khi Mang Thai Cần Chuẩn Bị Gì?

Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng trẻ cần có hiểu biết sơ đẳng về sức khỏe sinh sản, nên tìm hiểu cụ thể về các vấn đề như: chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì? Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì? Chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai, chuẩn bị mang thai nên uống sữa gì? Đây là những vấn đề cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều cho con bạn, tạo tiền đề giúp con thông minh và khỏe mạnh hơn khi được sinh ra.

Hé lộ trước khi mang thai cần chuẩn bị gì?

Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị những điều sau:

– Khám sức khỏe tiền thai sản

Khám sức khỏe tiền tiền sinh sản sẽ giúp vợ chồng bạn biết được mình có đủ sức khỏe để mang thai hay không. Tùy theo tình trạng của vợ/chồng, bác sĩ sẽ chỉ định các yêu cầu khám và xét nghiệm các khác nhau.

Nhưng phần lớn, bác sĩ sẽ luôn yêu cầu vợ chồng bạn cần xét nghiệm máu và nước tiểu xem có kháng thể rubella không, để thực hiện tiêm phòng ngừa.

Để ngăn chặn tình trạng tiền sản giật ngay từ đầu thì bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp của người vợ trước khi mang thai, để tiện theo dõi những thay đổi huyết áp trong quá trình thai kỳ, thai nhi bắt đầu lớn dần trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, bác sĩ xem xét tổng quan về tình hình sức khỏe của bạn và tiền sử của gia đình, cũng như các loại thuốc bạn đang dùng trong thời điểm hiện tại. Trước khi mang thai, 3 tháng trước đó bạn cần dừng uống tất cả các loại thuốc dù là thực phẩm chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng cần khám phụ khoa về cổ tử cung, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… nếu thấy mình có nguy cơ mắc bệnh. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm và hình thành dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

– Chế độ ăn uống trước khi mang thai

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung axit folic trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh, nứt đốt sống… Hàm lượng cần bổ sung là 400mcg/ngày. Do đó, bạn nên ăn nhiều các loại rau lá xanh, một số loại ngũ cốc… đây là những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

– Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt, nước cam, sữa chua… rất tốt cho mẹ để thai nhi có đủ “năng lượng” cấu tạo thành tế bào.

– Người chồng cần ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều kẽm và selen ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh, để tinh trùng nhiều và khỏe mạnh.

– Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và Canxi, giúp mẹ có sức đề kháng tốt, thai nhi có đủ “nguyên liệu” để hình thành xương, răng…

– Thuốc bổ cần uống trước khi mang thai

Những thuốc bổ mẹ cần uống trước khi mang thai nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định. Điều này sẽ tránh xảy ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Những điều cần biết trước khi mang thai lần đầu

Để có chất lượng tinh trùng tốt cho chồng và người vợ đảm bảo đủ điều kiện để mang thai thì bạn cần lưu ý các điều sau:

– Bỏ ngay rượu, bia thuốc lá

Đây là những đồ uống và chất kích thích ảnh hưởng không tốt cho việc thụ thai dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân, đẻ non. Đặc biệt là làm giảm lượng tinh trùng của người chồng, khó thụ thai.

Hơn nữa, khói thuốc lá còn gây ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai gây ra dị tật bẩm sinh, thiểu năng tuần hoàn não ở trẻ.

– Không dùng cà phê

Trước khi mang thai hoặc đang trong thời kỳ thụ thai không nên uống cà phê. Bởi vì loại thức uống này chứa nhiều caffein sẽ giảm khả năng sinh sản, gây sảy thai sau này.

– Chú ý đến trọng lượng cơ thể

Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai. Do đó, bạn cần chú ý đến mức cân nặng chuẩn, đảm bảo sức khỏe khi mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về điều này.

– Tập thể dục

Tập thể dục rất tốt cho việc mang bầu và sinh con, nên các bà mẹ hãy dành khoảng 30 phút hoặc hơn để đi bộ, tập yoga… hàng ngày.

Ngoài ra, để tăng khả năng thụ thai, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc tránh thai. Thay vào đó nên dùng bao cao su để kinh nguyệt trở lại bình thường, dễ dàng lên lịch rụng trứng, theo dõi chu kỳ.

Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn biết được trước khi mang thai cần chuẩn bị gì? Để bạn có thật nhiều kiến thức bổ ích, có khả năng thụ thai cao, sớm chào đón thành mới trong gia đình.

Cần Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Mang Thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.

Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp hay điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

2. Tại sao một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng thường xuyên để phát triển, thay thế các mô bị bào mòn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày, chính vì vậy nên lên kế hoạch ăn uống một cách hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Để chắc chắn rằng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người phụ nữ cần biết những chất nào có trong thực phẩm ăn hàng ngày.

3. Thừa cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng Macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ, gây hạ đường huyết sơ sinh thậm chí có thể gây đột tử cho em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Nếu có trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi qua kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

Làm thế nào để giảm cân nếu bị thừa cân?

Để giảm cân, người phụ nữ cần phải biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Bước đầu tiên là cắt giảm số lượng calo tiêu thụ thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên.

Thiếu cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

4. Có nên bổ sung vitamin?

Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Vì sao nên cung cấp đủ lượng axit folic trước khi mang thai?

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

Vì sao nên cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai?

Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.

5. Lối sống ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây hại đối với sức khỏe thai nhi. Thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của những chất này là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.

Môi trường ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì (trong son môi, mỹ phẩm), thủy ngân (từ một số loại cá biển …), thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.

6. Sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một số loại thuốc, bao gồm bổ sung vitamin, thuốc làm đẹp da, thuốc không kê đơn và thuốc thảo dược, có thể gây hại cho thai nhi và không nên dùng trong khi đang mang thai. Một điều đáng chú ý là thai phụ nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trong quá trình kiểm tra chăm sóc trước khi sinh để đảm bảo thuốc đó không có hại cho thai kỳ.

7. Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Nhiễm trùng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc bệnh tật cho trẻ.

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) ảnh hưởng đến khả năng mang thai và gây lây nhiễm cho thai nhi. Nếu bạn hoặc đối tác bị mắc STIs, hãy đi xét nghiệm sàng lọc các bệnh xã hội và điều trị ngay để không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.

8. Tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi mang thai, người mẹ nên được tiêm một số loại vắc – xin cần thiết để bảo vệ người phụ nữ và em bé sau này tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, Sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…

Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc – xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một lựa chọn tin cậy để đảm bảo chất lượng khám và tiêm phòng trước khi mang thai với đầy đủ các loại vắc-xin được nhập khẩu từ các công ty uy tín như GSK (Bỉ), Sanofi (Pháp), MDS (Mỹ), … và được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm, đồng thời theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

8. Các vấn đề trong lần mang thai trước có ảnh hưởng tới việc mang thai sau không?

Một số vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tương tự trong lần mang thai sau. Những vấn đề này bao gồm sẩy thai sớm, thai lưu, sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, khả năng gặp các rủi ro sẽ không bị lặp lại lần nữa.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai và cần chú ý:

Đối với người vợ, nên:

Đối với người chồng, nên:

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ này tại Vinmec, vui lòng đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Phụ Nữ Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai

Hỏi: Em lập gia đình được hơn 1 năm và bây giờ muốn có con. Em đang lo lắng không biết cần chuẩn bị gì trước khi mang thai để có một thai kỳ thật tốt và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tư vấn giúp em về vấn đề dinh dưỡng cũng như phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai không ạ? Em cảm ơn! (Hà – TPHCM).

Bạn nên xem bài viết hay: cách ăn vào mẹ không vào con

Khi có ý định mang thai, bên cạnh những chuẩn bị về tâm lý và tài chính. Điều không thể là sự chuẩn bị về sức khỏe của cả 2 vợ chồng. Vậy hụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai:

Nếu chị em đang có ý định mang thai và mong muốn luôn dành những điều tốt đẹp đến với thiên thần nhỉ của mình. Trước khi, nên hủy bỏ kế hoạch giảm cân. Khi chị em giảm cân sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ tăng khả năng thụ thai và thai nhi sẽ phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, thai phụ sẽ tránh được những bệnh về huyết áp cao và tiểu đường.

Đầu tiên, chị em nên thử máu để chắc chắn bản thân có mắc bệnh hoặc đã miễn dịch với những chứng bệnh nguy hiểm cho thai kỳ như: rubella, thủy đậu, HPV, viêm gan B… hay không? Nếu chưa có hệ miễn dịch, chị em sẽ được các bác sĩ tiến hành tiêm ngừa. Các mũi tiêm này được tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

Khi mắc bệnh thiếu máu, thai phụ thường gầy yếu xanh xao, tăng không đủ cân và có thể bị sảy thai, sinh non thiếu tháng. Đồng thời thiếu máu có tác động xấu và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực của thai nhi sau này.

Khi có ý định mang thai. Chị em nên dừng các biện pháp tránh thai ít nhất là trước 6 tuần khi thụ thai. Thời điểm này đủ để an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai thành công.

Nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ dưỡng chất. Chị em nên bổ sung các thực phẩm có dưỡng chất như: ngũ cốc, bơ sữa, trái cây, rau củ… Chị em nên duy trì thói quen ăn các loại cá béo ít nhất 1 – 2 lần/tuần. Giúp bổ sung Omega – 3 trong cá sẽ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất. Nhằm cung cấp cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Xem bài viết hay: những điều tránh khi mang thai

Khám sức khỏe tiền sản là điều mà phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai. Khám sức khỏe giúp biết được chính xác tình hình sức khỏe. Từ đó, bác chuẩnsĩ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất về dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt cho cả hai vợ chồng.

Nên trang bị sẵn những kiến thức cần thiết nhất cho thai kỳ. Thai phụ sẽ không còn thấy bỡ ngỡ hoặc lo lắng khi mang thai. Hơn nữa, sẽ giúp cho thai phụ biết cách chăm sóc bản thân để duy trì sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

   Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai Lần Đầu?

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh chị em cần chuẩn bị về tốt sức khỏe như: kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiêm phòng ngừa bệnh đồng thời chị em cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp công việc và chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết,… là những việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Việc này có ý…

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh chị em cần chuẩn bị về tốt sức khỏe như: kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiêm phòng ngừa bệnh đồng thời chị em cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp công việc và chuẩn bị nguồn tài chính cần thiết,… là những việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng cho cả mẹ và bé.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai

Phụ nữ mắc phải những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm như suy tim cấp độ 3-4, ung thư giai đoạn 1… nên có sự cân nhắc cẩn thận trước khi mang thai về khả năng ảnh hưởng của thai nhi lên bệnh của mẹ đồng thời nếu vẫn có thể mang thai thì cần điều trị tốt và có sự theo dõi cẩn thận, đầy đủ trong suốt thời kỳ mang thai của bác sỹ chuyên khoa.

Khám phụ khoa trước khi mang thai Tiêm phòng ngăn ngừa bệnh trước khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu khá yếu, chính vì thế rất dễ mắc phải một số căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi như: cảm cúm, thủy đậu, sốt,…. trong khi đó, khi mang thai, mẹ bầu hầu như không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa bệnh bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

Do đó, trước khi mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng cẩn thận theo hướng dẫn của bác sỹ đối với những căn bệnh có thể phòng ngừa như: cảm cúm, rubella, thủy đậu, sởi, ho gà, viêm gan B… để có thể yên tâm với một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Ngưng sử dụng thuốc tránh thai ít nhất 3 tháng

Bạn cần ngừng sử dụng thuốc tránh thai ít nhất 3 tháng trước khi muốn mang thai. Đó là thời gian đủ để các hormone trở lại bình thường.

Ngoài ra, chị em cũng biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình là bao nhiêu ngày (vì uống thuốc thường làm sai lệch chu kỳ) để từ đó tính ngày rụng trứng. Ngày rụng trứng dự kiến được tính bằng cách trừ đi “14 ngày” trở về trước tính theo ngày kinh dự kiến.

Khám nha khoa trước khi có thai

Mặc dù trong thời gian mang thai bạn vẫn có thể khám nha khoa, vẫn có thể chữa trị răng sâu như bình thường.

Tuy nhiên trong thai kỳ không nên chụp X quang, hơn nữa trong thời gian này những chiếc răng sâu dễ gây nhiễm trùng, rất có hại cho bạn và thai nhi.

Ăn, uống bổ sung các loại vitamin và vi chất cần thiết

Trước khi mang thai, các bạn nên uống vitamin tổng hợp có chứa sắt và axit folic. Việc bổ sung vitamin này vô cùng cần thiết bởi trong 3 tháng đầu, nếu thiếu axit folic, thai nhi có thể dễ mắc phải các dị tật nguy hiểm.

Tóm lại, cần chuẩn bị gì trước khi mang thai lần đầu là một việc rất quan trọng mà tất cả chị em phụ nữ cần lưu tâm để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Đây là sự chuẩn bị cho tương lai của mẹ và bé một cách tốt nhất!

chuẩn bị mang thai nên làm gì

những điều cần biết trước khi mang thai lần đầu

trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì

chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì

chuẩn bị mang thai cần bổ sung những gì

mang thai và những điều cần biết

Vợ Chồng Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai?

Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Trước khi có ý định mang thaiĐể chuẩn bị chào đónNgười vợ cần chú ý: một thai nhi khỏe mạnh, người chồng cần chú ý: Ngưng biện pháp ngừa thai các bậc làm cha làm mẹ thường phân vân lo lắng không biết mình cần chuẩn bị những gì, đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ. Khi gia đình muốn có thêm một thành viên mới, cả hai hãy nhớ về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo tốt nhất cho sự chào đời của

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Cúc, Bệnh viện Quốc tế Thành Đô, cho biết trước khi chuẩn bị mang thai, vợ chồng cần kiểm tra tình hình sức khỏe cá nhân về các bệnh mạn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các thuốc đang sử dụng, tiền sử gia đình có bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng down…), bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh…

Tránh bệnh nhiễm trùng và nguy cơ cho thai

Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitaminC, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…

Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.

Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…

Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức.

Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua.

Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.

Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200mg mỗi ngày.

Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…

Chăm sóc mẹ và thai nhi trong thai kỳ

Ngưng thuốc tránh thai, tháo vòng, rút que cấy… Nên dùng bao cao su đến khi kinh nguyệt trở về bình thường, đều đặn để dễ theo dõi chu kỳ, canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.

Uống 400mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển… Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.

Chú ý các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, cần nói với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện:

Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.

Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

Sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống…, trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn… có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu.

Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân (Hg) cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… có thể gây tổn thương não thai, thai chậm phát triển.

Thực phẩm làm tăng co bóp tử cung có thể gây sẩy thai như rau sam, táo mèo, long nhãn, ba ba…

Bảo quản thức ăn tốt, tránh bị nhiễm độc, rửa tay trước khi ăn.

Theo bác sĩ Cúc, các cặp vợ chồng cần có sự chuẩn bị về tài chính, tâm lý. Việc có con đồng nghĩa với việc sẽ chịu trách nhiệm với con suốt đời. Đôi khi phải nghỉ việc lâu dài vì thai bất ổn, chăm sóc con. Người chồng cần hiểu biết, thông cảm, chăm sóc, động viên, giúp vợ công việc gia đình. Các cặp vợ chồng nên tham gia lớp học tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh… để có thêm các thông tin cũng như kiến thức bổ ích khi chuẩn bị thực hiện thiên chức làm cha mẹ và chăm sóc con yêu được tốt nhất.

Cần thực hiện khám thai để biết tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, phát hiện dấu hiệu bất thường để được theo dõi và điều trị sớm, được tư vấn về cách chăm sóc bản thân, theo dõi sức khỏe thai tại nhà, cách nhận biết các triệu chứng bất thường, nguy hiểm trong thai kỳ, dấu hiệu chuyển dạ…

Thai kỳ được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, kéo dài 40 tuần. Khám lần đầu sau trễ kinh 2-3 tuần. Khám lần 2 lúc thai 11-13 tuần 6 ngày. Trong 3 tháng giữa, nên thực hiện mỗi tháng khám một lần. Ở 3 tháng cuối, 2-3 tuần khám một lần. Với tháng cuối, nên một tuần khám một lần.

Số GPQC: 1831/2023/XNQC-ATTP Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sắp xếp lịch làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Các mẹ bầu nên làm việc vừa sức, xen kẽ nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, thể dục nhẹ nhàng, tránh làm việc ban đêm và căng thẳng, lo âu, áp lực, tránh ngâm mình dưới nước, tránh tiếp xúc với chất độc hại như khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…, tránh đi xa, xóc xe, va chạm mạnh. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và không nên đi giày cao gót vì đi giày cao gót sẽ không an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ nên đi giày bệt hoặc giày thể thao, vừa dễ đi lại và vừa an toàn.

Đau bụng dưới, ra huyết âm đạo.

Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều.

Sốt.

Có cơn ngất hoặc co giật.

Nôn ói quá nhiều.

Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều.

Không thấy cử động thai sau tháng thứ 4, hoặc cử động thai yếu đi.

Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.

Ra nước âm đạo khi chưa chuyển dạ.

Đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ.

TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh

Giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi;

Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ;

Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ;

Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Trước Khi Mang Thai Cần Chuẩn Bị Gì Để Không Bị Lo Lắng trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!