Xu Hướng 3/2023 # Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

09/07/2020 lúc 06:30 PM

/

by Admin

/

Chăm sóc mẹ bầu

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 10:

Tuần thai này, kích thước của bé đã gấp đôi 3 tuần trước, dài khoảng 4cm, gần bằng một quả quýt. Tủy sống cũng bắt đầu sinh ra bạch cầu để bé khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn. Ruột của bé cũng bắt đầu thực hiện những hoạt động co giãn đẻ giúp bé tiêu hóa tốt hơn sau khi sinh. Lông mi phủ đầy mắt để để bảo vệ đôi mắt của bé. Nếu là bé trai, tinh hoàn sẽ bắt đầu tiết hormone testosterone.

Những nụ răng cũng hình thành, ngón tay, ngón chân bắt đầu dài ra và có sự phân hóa rõ ràng hơn. Tay đã có thể xòe ra, nắm lại như nắm đấm, cơ thể cũng có sự co duỗi nhẹ nhàng trong túi ối. Đặc biệt, tuần thai này, bé thậm chí còn biết mút tay nữa đấy, thật đáng yêu phải không?

Có một điều kỳ diệu xảy ra nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được, đó là bé đã không ngừng vận động xoay người, vặn, đá, trườn. Nếu mang thai lần đầu, mẹ phải đợi thêm một thời giàn khá lâu nữa mới cảm nhận được sự vận động của con.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 10:

Với những mẹ bị ốm nghén, thời gian này sẽ thấy khỏe hơn, giảm chứng buồn nôn. Nhưng hiện tượng táo bón và ợ hơi cũng trở nên thường xuyên hơn do sự thay đổi hormone. Cũng do ảnh hưởng của nội tiết tố, quanh đầu núm vú da sẽ đậm hơn và các đốm nâu xuất hiện nhiều thêm trên mặt.Lông và tóc của mẹ cũng sẽ mọc dày và sậm màu hơn. Đặc biệt, sẽ có một đường sẫm từ rốn đến vùng bụng dưới xuất hiện, đường sẫm này sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh bé.

Trong lúc này, nếu bác sỹ không chỉ định tránh quan hệ vợ chồng thì bố mẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, hãy chọn tư thế yêu thật nhẹ nhàng, phù hợp để không làm ảnh hưởng đến bé. Bởi đây là lúc mà nhu cầu gần gũi chồng của mẹ rất mạnh liệt do sự tăng trưởng

của hormone sinh dục nữ. Việc này có thể duy trì đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

Từ lúc này, mẹ cũng dần có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ. Đặc biệt, hãy chú ý khẩu phần ăn để bé yêu có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Để an tâm hơn và học hỏi thêm kinh nghiệm, mẹ có thể gặp gỡ các bà mẹ khác để tâm sự, chia sẻ những lo lắng của mình.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 10:

+ Hãy giữ cho tinh thần thoải mái để có thể lướt qua được cảm giác khó chịu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ có thể đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hoặc đến các spa dành cho bà bầu hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại nhà để khơi dậy năng lượng tích cực trong mình.

+ Hãy ăn uống điều độ, khoa học, hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt ,ăn nhiều rau xanh, các loại cá, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất , bổ sung thêm các loại sữa dành cho mẹ Bầu. Và đừng bao giờ cho rằng bạn cần phải “ăn cho 2 người”. Việc tăng cân quá nhiều sẽ để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và bé đấy!

Thai Nhi Tuần Thứ 10

Thai nhi tuần thứ 10

Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ có thể dần giảm. Mẹ sẽ vui hơn khi có thể dần ăn uống thỏa thích.

Sự phát triển của thai nhi vào tuần thứ 10

Thai nhi tuần thứ 10 phát triển như thế nào?

Con có kích thước bằng một quả ô liu xanh, dài khoảng 3,1cm (tính từ đỉnh đầu đến mông) và nặng gần 4g. Bây giờ đầu con tròn và thẳng hơn, phần ngoài của tai đã phát triển đầy đủ và các chi cũng được hình thành. Mí mắt của con vẫn đóng lại và sẽ không mở cho đến sau 27 tuần mang thai.

Tất cả các bộ phận cơ thể, mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.

Từ những tuần trước cho đến hiện tại, em bé của mẹ chỉ được coi là giai đoạn phát triển của phôi thai, đó là khi các tế bào hình thành để trở thành não và hệ thần kinh, tay chân và tất cả các cơ quan chính. 

Tuần này đánh dấu bước chuyển của bé vào giai đoạn phát triển của thai nhi, kéo dài cho đến khi bé ra đời. Từ giờ đến lúc đó, bé sẽ lớn lên và phát triển cho đến khi sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

Con có một trái tim phát triển đầy đủ, hiện đang đập khoảng 180 nhịp mỗi phút, nhanh hơn hai đến ba lần so với mẹ. Những ngón tay và ngón chân nhỏ bé của con không còn có màng, tay và chân của con có thể xoay ở khớp vai và hông, và tay còn có thể chạm vào vùng trái tim. 

Tuy còn nhỏ bé, nhưng con rất năng động, đá chân tay và còn vươn tay lên chạm vào mặt mình nữa đó.

Túi noãn hoàng, cung cấp cho em bé các chất dinh dưỡng trước khi nhau thai phát triển, bắt đầu thu nhỏ lại.

Các cơ quan quan trọng, bao gồm thận, ruột, não và gan của bé (đang đảm nhận nhiệm vụ tạo ra các tế bào hồng cầu thay cho túi noãn hoàng đang biến mất), đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động, mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Các cơ quan quan trọng như: thận, ruột, não và gan đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động. Chúng sẽ hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 10

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 10

Nếu có thể nhìn sâu bên trong tử cung, mẹ sẽ thấy các chi tiết rất nhỏ của thai nhi như những móng tay nhỏ phát triển từ các ngón tay và ngón chân (không có màng bọc) và lông tơ bắt đầu mọc nên trên làn da mềm mại của bé. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung bé yêu như sau:

Tay chân của bé có thể uốn cong và chân đủ dài để đưa ra trước mặt bé.

Những chồi răng nhỏ bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương cũng dần cứng lại.

Trán phồng lên cùng sự phát triển của não bộ.

Thận, ruột và gan cũng bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng.

Tủy sống bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.

Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé, nhờ đó mà mắt bé được bảo vệ an toàn.

Nhịp tim thai 10 tuần tuổi

Nhịp tim thai 10 tuần tuổi dao động trung bình trong khoảng 140 – 170 nhịp/phút (bpm) đối với cả bé trai lẫn bé gái. Trường hợp nhịp tim thai nhi chậm dưới 90 nhịp/phút thì sẽ bị xếp vào trường hợp tim thai yếu và tỉ lệ sảy thai sẽ là 86%, nếu nhịp tim dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 100%.

Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, chiếc bụng của mẹ vẫn chưa ra dáng của một bà bầu nhưng vòng eo thì đã to hơn trước rồi.

Nhưng mẹ cũng đừng quá để ý đến việc mang thai 10 tuần bụng đã to chưa. Mà điều mẹ cần làm là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Việc vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai sẽ giúp thai kỳ khỏe hơn và mẹ cũng nhanh chóng dễ dàng chuyển dạ và phục hồi sau sinh hơn.

Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, con đã thực hiện được một số hoạt động như đạp, đá, trườn và xoay người. Tuy nhiên, mẹ không thể cảm nhận được rõ những chuyển động của bé vì những cử động này quá nhỏ. Mẹ bầu có thể cảm nhận được rõ ràng khi thai nhi trong bụng lớn hơn, khoảng từ tuần thai thứ 16 trở đi.

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Ở tuần thứ 10, bộ phận sinh dục của bé chưa lộ diện rõ ràng nên xác định chính xác là trai hay gái còn chưa chính xác. Vậy thai mấy tuần mẹ sẽ biết trai hay gái?

Thời điểm tốt nhất để dự đoán giới tính là tuần thứ 16 của thai kỳ nhưng độ chính xác chỉ ở ngưỡng 80%. Còn ở tuần 20 sẽ chính xác khoảng 95 – 100%. Nhận biết giới tính thai nhi sớm luôn là việc cha mẹ nào cũng trông ngóng.

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Mẹ có thể dựa theo một số phương pháp dân gian để nhận biết giới tính:

Lịch âm: Dựa vào ngày sinh theo lịch âm của mẹ và thai nhi để chẩn đoán.

Nhẫn cưới: Dùng chiếc nhẫn cưới treo vào sợi tóc của mẹ và treo lơ lửng trên bụng bầu, nếu nhẫn quay ngang hoặc dọc là bé trai còn xoay tròn là bé gái.

Ốm nghén: Nếu bầu con trai mẹ ít mệt, buồn nôn hơn là bé gái.

Thai 10 tuần đã an toàn chưa?

Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu luôn ở mức cao do nhiều nguy cơ “rình rập” mẹ bầu cũng như thai nhi. Vì thế, nhiều mẹ mang thai 10 tuần luôn lo lắng, liệu rằng thời điểm này đã đủ an toàn cho bé hay chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, cơ thể của bé vẫn còn khá non nớt và đang trong giai đoạn hoàn thiện các chức năng cũng như bộ phận của cơ thể. Do đó, bất kỳ một tác động nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con yêu trong bụng.

Tuy nhiên, mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng thái quá. Những “tác động” mà Conlatatca nói đến ở đây nhằm chỉ những hoạt động quá mạnh hoặc sự tiếp xúc với các chất độc hại, thức ăn không đảm bảo an toàn.

Còn việc mẹ di chuyển, vận động bình thường thì vẫn hoàn toàn nằm trong tầm an toàn. Thậm chí, mẹ duy trì việc đi bộ khi mang thai, bơi lội khi mang thai, tập yoga, đạp xe… còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Mang thai 10  tuần có được quan hệ?

Từ lúc xuất hiện dấu hiệu có thai cho đến lúc thai nhi phát triển hoàn thiện thì có một điều mà hầu như mẹ bầu nào cũng nhận ra đó là “cô bé” của mẹ to ra và trở nên nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi.

Điều này khiến cho âm đạo của mẹ mềm hơn và khi có sự kích thích về tình dục thì vẫn có khả năng tiết ra chất nhờn, tuy nhiên cổ tử cung vẫn đóng chặt nên khi quan hệ sẽ không gây hại gì đến thai nhi.

Quan hệ khi mang thai 10 tuần là điều hoàn toàn bình thường

Vì vậy, quan hệ khi mang thai 10 tuần là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn tư thế quan hệ và tần suất quan hệ phù hợp, bởi dù không tác động trực tiếp nhưng việc quan hệ không đúng cách cũng có thể gây sảy thai.

Dinh dưỡng thai nhi tuần thứ 10

Mẹ có thể bổ sung các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết.

Mẹ phải tăng cường lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đồng nghĩa với việc có thể mặc sức ăn uống. Điều này sẽ dễ khiến mẹ bị béo phì và tăng lượng đường trong máu. Vì thế, mẹ hãy hạn chế ăn vặt và tỉnh táo hơn khi lựa chọn thực phẩm mình sử dụng.

60 gram là lượng chất đạm mỗi ngày mẹ cần bổ sung để giúp phát triển các mô của bé. Thịt gà, trứng, cá, các loại hạt và đậu đều là những nguồn chất đạm tuyệt hảo. Hãy kết hợp các nguồn này trong 3 bữa ăn mỗi ngày của mẹ, ví dụ như trứng luộc vào bữa sáng và gà nấu đậu vào bữa trưa.

Dinh dưỡng thai nhi tuần thứ 10

Việc bổ sung các phần rau củ quả trong mỗi bữa ăn là điều rất cần thiết với các mẹ bầu mặc dù nó không khiến mẹ hứng thú gì nhiều.

Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ có thể dần giảm. Mẹ cũng có thể cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

Các mẹ thường rất thích ăn những thức ăn đặc biệt, ngay cả những thức ăn trước đây họ không thích, họ thường ăn những loại thức ăn do thèm hơn là do vị ngon của nó.

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 10

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Mang Thai Tuần Thứ 9: Thời Điểm Em Bé Trở Thành Thai Nhi Thực Sự

Mang thai tuần thứ 9, thai nhi sẽ nặng khoảng 2g và dài chừng 2.3cm. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể bé bắt đầu hình thành. Tim đã phân chia thành 4 ngăn riêng biệt. Đi kèm với đó, mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng:

Các dây thần kinh của bé dần về đúng vị trí

Bộ phận sinh dục dần lộ diện

Lỗ tại, mũi, miệng của con yêu đã rõ ràng hơn

Nhau thai bắt đầu sản xuất hormone

Lớp da mềm mại xuất hiện lông tơ

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 9?

Bước vào giai đoạn này, những cơn buồn nôn, ốm nghén tiếp tục hành hạ mẹ. Nhiều mẹ bầu than trời than đất rằng cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khổ sở khi không thể ăn được bất cứ thứ gì, ăn vào rồi lại nôn, vòng tuần hoàn cứ như vậy lặp lại trong nhiều ngày trời.

Dẫu biết sẽ rất khó khăn cho mẹ, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mẹ không nên bỏ bữa, vẫn cần phải bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày, cho dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Nếu mẹ cảm thấy khó tiêu hóa, hãy uống bổ sung bữa mỗi ngày. Một cốc sữa với đủ thành phần canxi, axit folic, sắt… chắc hẳn sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.

Bên cạnh rắc rối trên, mẹ bầu còn thường xuyên bị đau nhức mỏi lưng, đi tiểu quá nhiều lần. Đặc biệt, vòng 2 thon gọn ngày nào của mẹ đã dần nhô lên nhưng chắc có lẽ sự thay đổi này sẽ không phải là nỗi bận tâm của các mẹ. Bởi tâm lý của tất cả các mẹ vẫn là, chỉ cần thai nhi phát triển khỏe mạnh thì cho dù mẹ có xấu đến đâu cũng đều có thể chấp nhận được.

Một số thắc mắc của mẹ bầu khi có thai 9 tuần

1. Thai 9 tuần có phá được không?

Mang thai tuần thứ 9, khi kích thước thai nhi còn nhỏ, các mẹ hoàn toàn có thể phá thai nếu thực sự cảm thấy sự xuất hiện của đứa trẻ ở thời điểm này là không thích hợp. Thông thường ở những tuần đầu, các mẹ có thể phá thai bằng cách uống thuốc hoặc nạo hút. Tuy nhiên, đến thai tuần 9, việc loại bỏ bào thai bằng phương pháp 1 sẽ không an toàn cho người mẹ.

Lúc này, phương án lựa chọn tốt nhất cho các mẹ chính là nạo hút thai. Chỉ sau khoảng 15-30 phút, thai nhi sẽ được lấy ra hoàn toàn khỏi cơ thể người mẹ. Cách thức này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị băng huyết, sót nhau thai. Đặc biệt, mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn gì. Phương pháp này đòi hỏi có sự can thiệp của thiết bị y tế, chính vì thế, mẹ nên tin tưởng chọn đến các bệnh viện có trang thiết bị hiện đại cùng với trình độ tay nghề bác sĩ cao để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

2. Thai 9 tuần chưa có tim thai liệu có sao không?

Tim thai chính là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định sự tồn tại của một cá thể bên trong cơ thể người mẹ. Dựa vào chỉ số tim thai, các bác sĩ có thể phán đoán được tình hình sức khỏe của thai nhi.

Thông thường, khi mang thai đến tuần thứ 6-7, phôi đã có tim thai. Tuy nhiên, không ít mẹ rơi vào tình huống thai 9 tuần không có tim thai. Sự xuất hiện muộn của tim thai có thể là dấu hiệu cảnh báo khả năng thai nhi bị chết lưu là rất cao. Các mẹ mang thai ngoài tuổi 40, mắc các bệnh mãn tính như suy thận, huyết áp cao, tiểu đường… chính là đối tượng dễ gặp phải vấn đề này nhất.

Trong hoàn cảnh này, mẹ nên kiên nhẫn đợi thêm khoảng 1 tuần nữa rồi quay trở lại bệnh viện kiểm tra. Nếu mẹ không yên tâm có thể tiến hành siêu âm ở nhiều địa chỉ khác nhau. Thế nhưng, nếu 1 tuần sau đó, kết quả vẫn không có gì thay đổi thì sẽ chẳng có gì có thể thay đổi được sự thật là mẹ đang dần mất đi con yêu ngay tại thời điểm bé mới chỉ hình thành.

3. Có thai 9 tuần quan hệ được không?

Chọn tư thế yêu an toàn, ít tác động đến vùng bụng

Thời gian “yêu” mỗi lần không quá dài, tránh tình trạng để người mẹ kiệt sức

Mọi động tác cần phải hết sức nhẹ nhàng

Người chồng nên sử dụng bao cao su để tránh xuất tinh vào âm đạo

Trước và sau khi “yêu”, cả hai cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh bị mắc bệnh truyền nhiễm

Tuần xuất quan hệ mỗi tuần chỉ nên dừng ở mức 1-2 lần

Người chồng không được có hành động tác động trực tiếp đến vùng ngực và bụng của vợ

Địa điểm “ân ái” cần phải chắc chắn và an toàn

Sau khi quan hệ tình dục, nếu người mẹ bị đau bụng hoặc xuất huyết, hãy liên hệ ngay với bác sĩ

4. Đau bụng lâm râm khi mang thai 9 tuần có sao không?

Không ít mẹ bầu đứng ngồi không yên khi mang thai tuần thứ 9 và bất ngờ xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm. Liệu đây có phải là một vấn đề đáng lo ngại hay không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, việc mẹ bầu bị đau bụng ở thời điểm này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân điển hình như:

Sự thay đổi của nội tiết tố

Đau bụng do hiện tượng ốm nghén, buồn nôn

Mang thai ngoài tử cung

Sảy thai

Tiền sản giật

Ngộ độc thực phẩm

Nhiễm trùng đường tiểu

Hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần thứ 9 sẽ trở thành báo động đỏ cho mẹ nếu như có kèm theo triệu chứng xuất huyết, đồng thời mức độ đau ngày càng tăng lên rõ rệt. Ở thời điểm này, cho dù cơn đau nhẹ hay nặng, chúng tôi vẫn khuyên các mẹ nên bớt chút thời gian đi bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác nhất.

5. Ra máu khi mang thai tuần thứ 9 có bình thường không?

Giống như hiện tượng trên, việc có thai 9 tuần bị ra máu cũng là một trong những vấn đề các mẹ bầu không nên xem thường. Thông thường hiện tượng ra máu sẽ là dấu hiệu sớm nhận biết việc sảy thai, mang thai ngoài tử cung, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy. Chính vì thế, nếu gặp phải triệu chứng này, các mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và nhờ chồng hoặc người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra.

6. Mang thai tuần thứ 9 nên ăn gì?

Để tốt cho cả mẹ lẫn con, ở thời điểm này, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ bầu nên ăn đều đặn các thực phẩm sau:

Trứng gà, vịt, ngỗng

Các loại rau lá xanh đậm: Rau bina, rau cải xoăn, súp lơ…

Hoa quả: Táo, nho, kiwi, bơ, chuối, xoài, măng cụt…

Thịt: Thịt gà, bò, lợn

Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, mác ca, hướng dương….

Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…

Cá và các loại hải sản: Cá hồi, cá mòi, cá chích, tôm, cua, mực…

Sữa: Sữa tươi, sữa dành cho bà bầu, sữa chua…

7. Có thai 9 tuần có uống được dừa được không?

Với đặc tính mát cùng hương bị thơm ngon, nước dừa là một trong những loại thức uống được nhiều mẹ bầu ưa thích. Tuy nhiên ở thời điểm mang thai tuần thứ 9, các mẹ bầu có nên uống nước dừa không?

8. Mang thai tuần thứ 9 nên kiêng gì?

Không uống rượu bia, hạn chế cà phê và tránh xa khói thuốc lá

Tạm thời nói không với những đôi giày cao gót

Hạn chế trang điểm, tiếp xúc với hóa chất, tia bức xạ

Không đi di lịch xa

Không làm việc nặng, lao động vất vả

Tránh ăn thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ ăn tái sống, pho mai sống…

Hạn chế mát xa bụng

Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây co thắt tử cung như đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót…

Kiêng ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu

Hạn chế đến chỗ đông người để tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 10

Trong giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi này, bé đã phát triển gần đầy đủ. Nếu trong những tuần trước mẹ đã ốm nghén quá nhiều thì cũng đừng lo lắng, bắt đầu từ bây giờ các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại.

Những cơn ốm nghén vẫn đang làm phiền mẹ mỗi ngày ở tuần thai thứ 10 đúng không nào? Ngoài chuyện buồn nôn khó ưa thì ốm nghén cũng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị làm quà. Cụ thể như chuyện ăn được những món ăn mẹ từng ghét cay ghét đắng chẳng hạn.

Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thai thứ 10

Thai 10 tuần tuổi, bé cưng đã dài khoảng 4cm và phát triển gần đầy đủ các bộ phận như một người trưởng thành. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung thai nhi lúc này như sau:

Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Móng đã được hình thành trên ngón tay và ngón chân.

Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại

Trán bắt đầu phồng lên cùng sự phát triển của bộ não

Thận, ruột, não và gan đang bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của chúng

Thai 10 tuần tuổi, tủy sống của bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu

Cũng trong tuần này, bé cưng đã có thể mút ngón tay cái

Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ an toàn

Em bé sẽ vận động không ngừng khi bước vào tuần thai thứ 10. Bé có thể đá, trườn, vặn mình và xoay người. Mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong một, hai tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 10 tuần

Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của bưởi ngay bây giờ.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn một chút và chứng buồn nôn bắt đầu giảm dần. Nhưng có thể mẹ sẽ bị táo bón do sự thay đổi hormone, làm giảm khả năng tiêu hóa và chứng ợ nóng cũng do hormone, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Đừng khó chịu, hãy nhớ rằng mẹ đang mang một điều kỳ diệu bên trong cơ thể.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 10

Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp trải nghiệm tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.

Cùng với đó, đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.

Lời khuyên của một mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu” – Mai Hương, 30 tuổi, chúng tôi cho biết.

Gợi ý cho tuần này:

Mẹ nên gặp gỡ các bà mẹ khác. Họ có thể cho lời khuyên, dành cho mẹ sự cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm. Mẹ cũng có thể tìm được nhiều sự hỗ trợ từ bà ngoại đấy! Nếu không biết bắt đầu thế nào, mẹ có thể hỏi bà ngoại hoặc bạn bè về những kinh nghiệm khi họ mang thai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!