Bạn đang xem bài viết Uống Bia Khi Mang Thai Nên Bị Đau Bụng? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào em!
Thông thường, khi bắt đầu chậm kinh mà phát hiện có thai thì tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần vì người ta tính tuổi thai dựa vào ngày đầu kì kinh cuối, sau chậm kinh. Do đó, không biết em có nhầm lẫn gì trong tuổi thai hay không?
Vấn đề của em là có uống bia và sau đó có quan hệ tình dục 2 lần, hôm sau em thấy đau bụng, làm em lo lắng không biết thai có bị ảnh hưởng gì không.
Bia là một thức uống có cồn gây ức chế thần kinh. Khi dùng các thức uống có cồn, nó sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. Nếu sử dụng quá nhiều, có thể gây ngộ độc cho chính bản thân và cho thai. Sau khi uống, em có quan hệ tình dục nữa, tình dục khi mang thai là điều vẫn có thể làm được nhưng đảm bảo các tư thế nhẹ nhàng, tránh các động tác thô bạo, đè xuống phần bụng của bà bầu. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, em lại thấy bụng đau. Hiện tượng đau bụng khi mang thai là không tốt vì có thể nghi ngờ đến dọa sảy thai, sảy thai. Một số trường hợp khác, đau nhẹ bụng dưới là không sao vì khi quan hệ, các cơ vùng bụng, xương chậu có thể hoạt động, kích thích gây đau, đau nhẹ, thời gian đau ngắn.
Việc uống nhiều bia có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn. Tốt nhất, em cần theo dõi thêm hiện tượng này, xem nó còn kéo dài hơn không, đau theo cơn hay tăng lên không. Ngoài đau bụng có kèm theo ra máu âm đạo không. Nếu có những dấu hiệu trên khả năng em đã bị “động thai”, lúc này cần đi khám để được kiểm tra và dùng thuốc. Trong thời gian theo dõi, cần hạn chế vận động, nằm nghỉ tại giường, tránh tuyệt đối dùng bia rượu hay quan hệ tình dục nữa.
Chúc hai mẹ con khỏe!
Vì Sao Bị Đau Bụng Khi Uống Sữa?
Vì sao bị đau bụng khi uống sữa? Theo BS Nguyễn Minh Hồng – BV Chợ Rẫy cho biết ở một số người, dạ dày không có khả năng hấp thu lactose trong sữa nên dễ dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi uống sữa.
Theo ước tính của các nhà khoa học hàng đầu, có hơn 85% người trên thế giới mắc phải triệu chứng đau bụng đau khi uống sữa, trong đó có khoảng 22% trường hợp gặp phải ở những có độ tuổi trên 50. Như thắc mắc của một bệnh nhân vừa gửi thư chia sẻ về chuyên mục Tư vấn như sau:
“Chuyên gia ơi, mẹ tôi năm nay đã 54 tuổi rồi và cũng chưa từng bị đau dạ dày. Nhưng không hiểu sao, gần đây cứ mỗi uống sữa xong là mẹ bị đau bụng, bụng phát ra tiếng kêu, đại tiện phân lỏng. Em để ý hơn tuần nay rồi mà triệu chứng cũng không thuyên giảm gì cả, em muốn mẹ bổ sung canxi, phòng tránh loãng xương nhưng cứ tình trạng này em cũng không biết phải làm sao. Em cũng nói rõ luôn là em đã đổi sữa cho mẹ nhiều lần nhưng vẫn không thấy tình trạng khả quan gì cả. Chuyên gia cho em hỏi vì sao bị đau bụng khi uống sữa? Đau bụng sau khi uống sữa như vậy có sao không ạ? Mong chuyên gia tư vấn giúp, em xin chân thành cám ơn!” Tố My – Hải Phòng
[TƯ VẤN]:
Chào bạn Tố My!
Đừng nên bỏ lỡ: Đau bụng buồn nôn là hiện tượng gì
Vì sao bị đau bụng khi uống sữa? – Giải đáp của chuyên gia
Theo BS Nguyễn Minh Hồng, bệnh nhân bị đau bụng khi uống sữa thường gặp phải ở 2 trường hợp, đó có thể là:
1. Đường tiêu hóa không có khả năng dung nạp Lactose:
Trong các loại sữa như sữa mẹ, sữa bò, sữa dê thường có chứa hàm lượng Lactose (hoặc Lactoza) hay còn được gọi là đường sữa tự nhiên có khả năng được cơ thể hấp thu dễ dàng khi có sự xuất hiện của men tiêu hóa lactose. Enzym lactose đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thủy phân để cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản là glucose và galactose để cơ thể dễ hấp thu hơn.
Tuy nhiên, khi không có sự xuất hiện của enzym lactose (do thiếu hụt hoặc không thể tự sản sinh) sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không thể tự hấp thu đường Lactose chưa được thủy phân. Khi đi đến đại tràng, hợp chất này sẽ hút chất lỏng và làm gia tăng khả năng thẩm thấu và hút hết nước vào bên trong lòng ruột.
Mặt khác, cơ thể không tự dung nạp được thành phần Lactose nguyên thủy có trong sữa sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… Các triệu chứng khó chịu này thường xuất hiện sau khi uống sữa khoảng 15 phút đến 2 tiếng sau đó. Ngoài sữa ra thì việc dung nạp các thực phẩm có chứa lactose khác cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện tương tự, tùy vào mức độ sử dụng.
Mặc dù những biểu hiện này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc rối loạn tiêu hóa thường xuyên có thể dẫn đến mất cân bằng lợi khuẩn bên trong và tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công đường tiêu hóa. Những biểu hiện này không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà bệnh nhân mắc chứng viêm dạ dày cấp, viêm đại tràng cũng có nguy cơ gặp phải khi sử dụng sữa hay thực phẩm có chứa thành phần Lactose.
2. Dị ứng với sữa:
Trong sữa động vật có chứa một số loại protein lạ như whey hoặc casein có khả năng gây kích ứng đối với đường tiêu hóa. Globulin miễn dịch – IgE trong cơ thể nhận diện được các protein lạ trong sữa và đưa thông tin về não bộ, kích thích phản ứng và cố gắng loại bỏ chúng khỏi cơ thể nhằm đáp trả hệ miễn dịch. Chính vì vậy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng sau khi uống sữa cũng được xem là phản ứng phổ biến nhất của dị ứng sữa. Trong số những loại sữa động vật thì sữa bò có chứa nhiều protein lạ và có nguy cơ kích ứng cao nhất.
Thông thường các biểu hiện này xuất hiện khoảng 5 phút đến 3 giờ kể từ khi bạn uống sữa hoặc sử dụng thực phẩm được chế biến từ sữa. Ngoài đau bụng, đầy hơi, người bị dị ứng sữa còn được gặp phải với một số biểu hiện đặc trưng như khó thở, buồn nôn, chảy nước mũi, ho, nổi mề đay, nghiêm trọng hơn là làm sưng khí quản và dẫn đến ngạt thở. Khi phát hiện có những biểu hiện này thì tốt nhất nên đến trực tiếp bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành cũng khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng đau bụng sau khi uống sữa thì nên xem xét loại sữa bạn đang sử dụng, xem hạn sử dụng và một số thành phần cấu thành của chúng. Song song với vấn đề này, các bạn có thể bổ sung thêm sữa chua hoặc sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng khó chịu ngay kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bà Bầu Có Nên Uống Bia Không?
Bia là loại đồ uống giải khát được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giói. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nên uống bia không thì vẫn là thắc mắc của nhiều người.
Bà bầu có nên uống bia không?
Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của bia đối với sức khỏe và làn da của phụ nữ. Một vài nghiên cứu cho rằng, bia có khả năng làm đẹp da, tốt cho sức khỏe phụ nữ. Bởi trong bia có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng trong việc giúp làn da mềm mại, mái tóc mượt mà và đẹp hơn.
Song cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng, uống bia không hề tốt cho phụ nữ mang thai.Chính vì thế những lời truyền miệng về vai trò làm trắng và sạch da của thai nhi cũng như khả năng giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động trơn tru hơn trong suốt thai kỳ là điều chưa được chứng thực.
Việc ăn uống trong suốt thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Dù bia không chứa nhiều chất cồn như rượu nhưng nếu bà bầu uống nhiều sẽ đưa mộ lượng chất cồn nguy hiểm vào trong cơ thể dẫn đến gây ngộ độc cho thai.
Bà bầu nên uống loại nước nào?
Để tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, bà bầu nên uống các loại nước sau:
– Sữa: bà bầu nên uống từ 1 – 2 lý sữa mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như DHA, ARA, cholin… rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.
– Nước dừa: nước dừa có chứa nhiều chất điện giải giúp cơ thể bà bầu cân bằng chất lỏng, tăng cường các hoạt động cơ bắp. Đồng thời giúp cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Bà bầu uống nước dừa giúp bổ sung nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, chống ợ hơi. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên uống ở mức vừa phải, thời điểm uống thích hợp nhất là vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
– Nước mía: bà bầu uống nước mía giúp cải thiện làn da, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ chỉ cần uống 1 ly nữa mía cho thêm một nhánh gừng đập dập sẽ giúp trị dứt điểm ốm nghén.
– Nước cam: trong nước cam có chứa nhiều vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Đồng thời nước cam còn giúp giải cảm. Hàm lượng Axit folic trong loại nước này sẽ hạn chế tình trạng khuyết tật ống thần kinh thai nhi; canxi giúp hệ cơ và xương của bé thêm chắc khỏe. Nhiều mẹ bầu không uống được sữa khi mang thai có thể dùng nước cam thay thế.
– Nước ép trái cây: Thay vì uống sinh tố, bà bầu cũng có thể sử dụng nước ép trái cây để giải khát, bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bà bầu nên chọn những loại trái cây ít đường hoặc uống nước ép không đường để hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, đặc biệt đối với những mẹ bầu bị tình trạng thừa cân.
Cần Cẩn Trọng Khi Uống Bia Khi Mang Thai Những Tháng Đầu
Bạn đang mang thai và tự hỏi mình có sử dụng được một chút rượu nhẹ hay bia không và có hại gì cho thai nhi? Cùng tìm hiểu xem các chuyên gia nói gì về việc uống bia khi mang thai qua bài viết sau đây.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã biết rằng uống rượu nặng trong khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh. Mặc dù uống rượu mạnh rõ ràng có thể có hại, nhưng rủi ro về uống rượu nhẹ và vừa phải không rõ ràng.
Carol Archie, MD, phó giáo sư lâm sàng của sản khoa và phụ khoa tại Trường Y David Geffen tại UCLA, lo ngại rằng ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể ảnh hưởng đến não của trẻ đang phát triển. “Rượu ảnh hưởng đến các tế bào não và những tế bào này phát triển liên tục trong quá trình mang thai”, cô nói. “Vì vậy, tôi sẽ khuyên tất cả người mẹ mang thai rằng điều tốt nhất là tránh uống rượu.”
Phụ nữ mang thai uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến nguy cơ sinh con rối loạn phổ rượu bào thai (FASD). Những ảnh hưởng khác từ nhẹ đến nặng và bao gồm sự chậm trễ về nói và ngôn ngữ, khuyết tật học tập, các đặc điểm khuôn mặt bất thường, kích thước đầu nhỏ và nhiều vấn đề khác.
Không có một giới hạn an toàn nào cho lượng bia rượu uống trong thời gian mang thai của bạn. David Garry, DO, phó giáo sư sản phụ khoa lâm sàng tại Đại học Y khoa Albert Einstein đồng ý với nhận định trên. Ông nói rằng các nhà nghiên cứu không biết đủ về những ảnh hưởng tiềm ẩn của việc uống rượu vào những thời điểm cụ thể trong thời gian mang thai để có thể nói rằng bất cứ lúc nào thực sự an toàn.
Cũng khó dự đoán tác động của việc uống rượu đối với từng giai đoạn mang thai bởi vì một số phụ nữ có mức enzyme cao hơn phá vỡ rượu. “Nếu một người phụ nữ mang thai với mức độ thấp của enzyme này uống rượu bia, em bé có thể dễ bị tổn thương vì rượu có thể lưu thông trong cơ thể bé trong thời gian dài”, một bác sĩ cho hay.
Các chuyên gia khuyên những phụ nữ có yếu tố nguy cơ nhất định nên đặc biệt thận trọng trong sử dụng rượu bia khi mang thai. Bạn không nên uống nếu bạn có bệnh gan, tiền sử nghiện, hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc có thể xung đột với rượu, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm.
Cuối cùng, quyết định có sử dụng rượu bia nhẹ hay thư giãn với một ly cocktail, hay không phụ thuộc vào người mẹ. Tuy nhiên bạn nên thận trọng để em bé của mình không bị ảnh hưởng bởi những loại rượu bia này.
Và nếu bạn đang lo lắng rằng bạn đang uống quá nhiều và cảm thấy rằng mình không thể dừng lại – trong khi mang thai hoặc vào bất kỳ lúc nào khác – hãy nói chuyện với bác sĩ. Các chuyên viên y tế có thể giúp bạn để được tư vấn hoặc điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Bia Khi Mang Thai Nên Bị Đau Bụng? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!