Bạn đang xem bài viết Uống Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt Trong Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Dục Của Bé Trai Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi một hay những yếu tố sau:
- Mẫu nghiên cứu có thể không đại diện cho cộng đồng dân cư nghiên cứu, và do vậy kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu có thể không phản ánh đúng hiện tượng thật trong cộng đồng dân cư. Với nghiên cứu tại Đan Mạch từ khoảng 11.500 trường hợp đủ điều kiện tham gia nghiên cứu nhưng cuối cùng tác giả chỉ thu thập thông tin từ 491 người trả lời phỏng vấn điện thoại (chỉ chiếm 4,3%). Do mẫu nghiên cứu không được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng nên không thể loại trừ khả năng là thông tin thu thập từ một mẫu nghiên cứu chỉ chiếm 4,3% người đủ điều kiện tham gia nghiên cứu có thể không phản ánh đúng hiện tượng thật trong cộng đồng.
- Ngoài ra người đọc có quyền đặt nghi ngờ về mức độ chính xác của kết quả vì chỉ có khoảng 45% bé trong mẫu nghiên cứu được khám sau sanh và không rõ lý do tại sao có đến 55% trường hợp đã đồng ý tham gia và đã ký đồng thuận tham gia nghiên cứu nhưng không được khám bé sau sanh (tương đương với tỉ lệ “mất dấu” lên đến 55%). Liệu có khả năng có những khác biệt quan trọng nào giữa hai nhóm thai phụ này (nhóm có bé được khám và nhóm có bé không được khám) không? Nếu có thì liệu những khác biệt này, ví dụ có thể mẹ của nhóm bé được khám thường bị các bệnh nhiễm siêu vi hoặc uống rượu trong thai kỳ nhiều hơn…, có góp phần làm làm cho tỉ lệ chứng tinh hoàn ẩn lại gặp nhiều hơn trong nhóm này không?
- Không thể hiểu chứng tinh hoàn ẩn (là loại kết cục sử dụng trong nghiên cứu này) đồng nghĩa với vô sinh hay những bệnh lý về sau (như chất lượng tinh dịch kém, ung thư tinh hoàn…), vì tỉ lệ vô sinh trong những trường hợp bị chứng tinh hoàn ẩn là khoảng 10% so với 6% trong cộng đồng người bình thường. Chứng tinh hoàn ẩn có thể gặp trong 3% bé đủ tháng và 30% bé non tháng, và có đến 80% trong số này sẽ về bình thường (tức tinh hoàn sẽ xuống bìu) trong năm đầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Ngoài ra có thể điều trị phẫu thuật khi phát hiện bệnh. Với bản chất là một nghiên cứu quan sát và đã kết thúc theo dõi vào thời điểm ngay sau sanh nên có thể là quá sớm khi đưa ra những kết luận về nguy cơ các bệnh lý sinh dục nam khi chưa có tỉ lệ thật sự của chứng tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng đến rối loạn sinh dục nam (sau khi đã phẫu thuật, hoặc sau năm đầu).
- Thông tin về sử dụng thuốc giảm đau/hạ sốt trong thai kỳ được thu thập bằng cách chỉ hỏi lại thai phụ và không thể kiểm tra mức độ chính xác của thông tin. Ngoài ra, còn có sự khác biệt quá lớn về chất lượng thông tin giữa thu thập thông tin bằng điền bản hỏi soạn sẵn và trả lời phỏng vấn điện thoại. Bên cạnh những khác biệt về nội dung, những người trả lời điện thoại có thể có những đặc điểm rất khác so với nhóm chỉ trả lời bản câu hỏi soạn sẵn và có thể chính những đặc điểm khác biệt này là yếu tố góp phần dẫn đến sự khác biệt trong tỉ lệ chứng tinh hoàn ẩn.
- Về phân tích kết quả, dù tác giả đã cố gắng khống chế các yếu tố ảnh hưởng nhiễu bằng các phương pháp thống kê, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả vẫn chưa được khống chế, cụ thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ chứng tinh hoàn ẩn như mẹ uống rượu trong thai kỳ (có thể phổ biến ở nhiều nước phương Tây), mẹ bị nhiễm siêu vi (là lý do để uống thuốc hạ sốt) và những loại thuốc khác mà những thai phụ này đã sử dụng kèm theo với các loại thuốc giảm đau/hạ sốt trong thai kỳ. Do ở thời điểm phỏng vấn, tất cả những thông tin về sử dụng thuốc đã diễn ra trước đó nên không thể nào có được thông tin chính xác về tình trạng sốt (lý do, đặc điểm, có nhiễm siêu vi không?) của thai phụ được. Liệu uống thuốc giảm đau, hạ sốt trong thai kỳ hay chính những bệnh lý là nguyên nhân buộc thai phụ phải uống thuốc giảm đau/hạ sốt hay chính những thuốc uống kèm theo mới là nguyên nhân “thật sự” làm gia tăng nguy cơ bệnh?
Ngoài ra, do chỉ lấy số liệu của 491 trường hợp trả lời điện thoại nên trong nhiều phân tích có quá ít bệnh nhân, ví dụ chỉ có 6 thai phụ sử dụng hơn một loại thuốc giảm đau trong 3 tháng đầu, 7 thai phụ trong 3 tháng giữa, 5 thai phụ dùng ibuprofen hơn 2 tuần và 3 thai phụ dùng hơn 1 loại thuốc trong hơn 2 tuần. Chính điều này làm cho kết quả không đủ mạnh (khoảng tin cậy rất rộng, có thể dao động từ 1 đến 258!)
15 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Mang Thai Của Phụ Nữ
Béo phì
Thừa quá nhiều cân có thể sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone và làm phụ nữ khó mang thai hơn. Càng thừa nhiều cân, chức năng của buồng trứng sẽ càng suy giảm. Một nghiên cứu vào năm 2009 được xuất bản trên tạp chí Fertility and Sterility chỉ ra rằng, những người phụu nữ bị béo phì khi 18 tuổi sẽ dễ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và gặp vấn đề về vô sinh hơn. Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn về hormone phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
Quá gầy
Không chỉ có việc thừa cân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không có đủ số cân cần thiết cũng sẽ ảnh hưởng. Đó là bởi vì những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể thấp thường cũng sẽ thiếu leptin – một hormone kiểm soát cơn đói và cảm giác no. Lượng leptin thấp sẽ dẫn đến việc kinh nguyệt không đều, theo một nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Harvard. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể ở mức bình thường bằng chế độ ăn uống và luyện tập là một trong những việc quan trọng nhất phụ nữ có thể làm để làm tăng khả năng thụ thai – bác sỹ Arredondo cho biết.
Khi một phụ nữ đến tuổi mãn kinh, thường là từ 40 đến 50 tuổi, thì sẽ không còn rụng trứng nữa và không thể mang thai được nữa. Nhưng kể cả trước khi mãn kinh 10 năm, người phụ nữ cũng có thể gặp phải các vấn đề về mang thai do việc rụng trứng không thường xuyên và suy giảm số lượng trứng. Việc này thường xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Không có một độ tuổi chính thức nào được công nhận là sẽ khiến khả năng mang thai giảm đi, nhưng rất nhiều bác sỹ cho rằng, việc mang thai sẽ trở nên khó khăn hơn sau tuổi 35. Lứa tuổi sẽ khác nhau đối với mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn, trong khi một số khác sẽ vẫn có khả năng sinh sản khi ở độ tuổi 40. Đó là lý do vì sao mà phụ nữ ở mọi độ tuổi nếu đang gặp vấn đề về khó thụ thai thì nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Mẹ
Hãy hỏi mẹ bạn về thời điểm mà mẹ bạn mãn kinh, khi đó bà bao nhiêu tuổi? Nếu mẹ bạn mãn kinh sớm thì rất có thể bạn cũng sẽ như vậy. Theo bác sỹ Arredondo: ” Phụ nữ được sinh ra với một lượng trứng nhất định. Và có một số yếu tố nhất định về gen sẽ làm bạn sinh ra với nhiều hoặc ít trứng hơn bình thường hoặc làm bạn sử dụng số trứng này nhanh hơn so với trung bình của phụ nữ”. Nhưng chắc chắn là những gì xảy ra với bạn sẽ không hoàn toàn giống với mẹ bạn. Các yếu tố bên ngoài có thể đã ảnh hưởng đến mẹ bạn, nhưng có thể sẽ không ảnh hưởng đến bạn.
Hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tổn thương bào thai đang phát triển và cũng có thể ảnh hưởng nghiêm tọng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Hút thuốc gây ra 13% số trường hợp vô sinh , theo Hiệp hội Sức khỏe sinh sản Hoa Kỳ. Một nghiên cứu năm 2014 thậm chí còn chỉ ra rằng, phụ nữ hút thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con trai mình.
Khói thuốc sẽ làm gián đoạn hormone và tổn thương DNA ở cả nam giới và nữ giới. Và theo như bác sỹ Arredondo thì “không nhất thiết phải nghiện thuốc nặng. Kể cả những phụ nữ hút thuốc ở mức độ vừa phải hoặc thậm chí là chỉ hít phải khói thuốc ( hút thuốc lá thụ động) cũng có thể làm gián đoạn chức năng của các hormone nội tiết và có thể gặp phải các vấn đề rất nghiêm trọng trong việc thụ thai”.
Cho con bú
Có một sự hiểu lầm rằng, bạn sẽ không thể mang thai trong thời kỳ cho con bú. Tuy là hiểu lầm nhưng đúng là trên thực tế, có những người phụ nữ đang cho con bú và gặp khó khăn khi muốn thụ thai một đứa con nữa. Cho con bú ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng nhưng không hoàn toàn. Do vậy, bạn không nên coi việc cho con bú là một biện pháp tránh thai (và chỉ dùng mỗi biện pháp đó). Những phụ nữ lớn tuổi, đang cho con bú mà muốn thụ thai thêm một đứa nữa trước khi đến tuổi mãn kinh nên trao đổi với bác sỹ về việc họ nên cho con bú trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu bạn không rơi vào trường hợp này, tốt nhất, bạn hãy đợi ít nhất là 1 năm rưỡi trước khi sinh đứa tiếp theo. Một nghiên cứu năm 2014 tại Đại học Y Cincinnati chỉ ra rằng, những phụ nữ sinh con trước quá dày (khoảng cách 2 lần sinh dưới 18 tháng) thì sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn.
Luyện tập quá nhiều
Luyện tập thể thao giúp bạn luôn thon gọn, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng- đó là tất cả những gì bạn cần để có thể thụ thai. Nhưng vấn đề là, bạn có thể sẽ luyện tập quá mức. Nếu bạn luyện tập quá nhiều, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc rụng trứng. Một nghiên cứu năm 2012 xuất bản trên Fertility and Sterility chỉ ra rằng, những phụ nữ có cân nặng bình thường luyện tập cường độ nặng trên 5h/tuần sẽ khó thụ thai hơn.
Tiêm thuốc tránh thai
Khi bạn ngừng sử dụng đa số các loại thuốc tránh thai có chứa hormone, bạn có thể mang thai trở lại trong vòng 1 tháng sau đó. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất: thuốc tiêm tránh thai Depo Provera. Mỗi liều thuốc tiêm tránh thai loại này có thể có tác dụng tránh thai trong 12-14 tuần và trong khi với các biện pháp khác, người phụ nữ có thể mang thai trở lại trong vòng 1 tháng thì với loại thuốc này, khoảng thời gian chờ đợi có thể lên tới 1 năm. Các bác sỹ sẽ thường khuyên phụ nữ không tiêm thuốc tránh thai vài tháng trước khi họ muốn mang thai.
Các bệnh về tuyến giáp
Một nghiên cứu năm 2015 xuất bản trên tạp chí The Obstetrician & Gynecologist đã củng cố thêm giả thiết cho rằng các bệnh rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng và mang thai. Và những phụ nữ gặp phải các vấn đề này, nên được làm xét nghiệm kiểm tra bệnh suy giáp hoặc cường giáp.
Caffein
Nếu bạn nghiện cà phê, một số nghiên cứu sẽ nói rằng bạn có thể sẽ gặp vấn đề về thụ thai. Một nghiên cứu năm 2011 tại trường Đại học Y Nevada thấy rằng, caffein sẽ làm cản trở sự co thắt cơ trong quá trình di chuyển của trứng từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Trong khi, một nghiên cứu khác vào năm 2012 tại Đan Mạch phát hiện ra rằng, uống nhiều hơn 5 ly cà phê một ngày sẽ làm giảm 50% khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, caffein không có vai trò gì trong việc mang thai và thụ thai cả. Nhưng dù sao, nếu bạn đang gặp vấn đề về thụ thai, bạn nên xem lại việc tiêu thụ caffein của mình và nên giảm lượng cà phê bạn đang uống xuống, nếu bạn đang uống quá 200mg/ngày (tương đương 2 ly cà phê 225ml).
Các vấn đề về sức khỏe
Các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công hoặc khả năng mang thai an toàn của người phụ nữ. Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn ( như lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp) có thể cũng gặp vấn đề về thụ thai, do cơ thể họ có thể sẽ từ chối trứng đã thụ tinh hoặc tấn công tinh trùng của bạn tình. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ mắc các bệnh trên vẫn có thể mang thai và có một em bé khỏe mạnh. Trao đổi với bác sỹ để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng có thể sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công.
Tiền sử sức khỏe sinh sản
Các bệnh nhiễm trùng đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể gây viêm vùng chậu và gây ra các vấn đề về mang thai, kể cả sau vài năm từ khi người phụ nữ mắc bệnh. Trên thực tế, bệnh chlamydia có thể gây ra các tổn thương ở ống dẫn trứng mà không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào và rất nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình mắc bệnh cho đến khi họ gặp các vấn đề về thụ thai.
Tuy nhiên, vẫn có một điểm cần lưu ý, là các bệnh nhiễm trùng âm đạo (ví dụ như nấm âm đạo) không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.
Stress có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và sự rụng trứng. Bản thân stress không xấu nhưng khi căng thẳng quá nhiều và khi chúng ta phản ứng với stress theo hướng tiêu cực thì stress có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể của chúng ta.
Trong Quá Trình Mang Thai Khi Bị Cúm, Đau Đầu Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt?
Lệ Giang thân mến!
Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu sốt khi mang thai, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hạ sốt nào bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị đúng nhất. Lúc đó bác sĩ nhận định cho bạn nên dùng loại thuốc hạ sốt nào.
Còn nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24-48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh.
Còn vấn đề bạn hỏi có nên dùng nước lá để xông khi bị cảm cúm hay không thì mẹ bầu không nên xông hơi giải cảm khi bị cảm cúm vì có thể làm ảnh hưởng thậm chí nguy hiểm đến thai nhi .
Khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một lý do nữa mà bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi có thể dẫn đến chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu nên luôn giữ huyết áp ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi. Bên cạnh đó, nếu bất cẩn với nồi nước xông nhiệt độ cao bạn có thể bị bỏng, gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của chính mình và của em bé.
Vì thế, bạn cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả bạn và bé.
BS.Hoa Hồng
Chúc mẹ con bạn vui khỏe!
Theo Afamily.vn
The post Trong quá trình mang thai khi bị cúm, đau đầu có nên uống thuốc hạ sốt? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:
Bài viết Trong quá trình mang thai khi bị cúm, đau đầu có nên uống thuốc hạ sốt? ( https://www.meo.vn/trong-qua-trinh-mang-thai-khi-bi-cum-dau-dau-co-nen-uong-thuoc-ha-sot.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
Nguồn sưu tầm từ: news.bacsi.com
Bị Cảm Cúm Có Ảnh Hưởng Khả Năng Thụ Thai Không?
Bị cảm cúm có ảnh hưởng khả năng thụ thai không? Khi mang bầu, bất kỳ tình trạng thất thường nào xảy ra cũng khiến phái đẹp lo lắng không yên.
Trong đó, các căn bệnh cảm cúm tuy là dạng bệnh vặt nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, chúng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm mẹ của các chị em.
Bị cảm cúm có ảnh hưởng khả năng thụ thai không?
Mang thai luôn là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi chị em phụ nữ. Đây dường như là vấn đề được giành được rất nhiều sự quan tâm cũng như phải luôn giữ gìn.
Chuẩn bị sức khỏe tốt nếu dự định mang thai
Khi thời tiết có sự thay đổi, nhất là mùa Thu, lúc này không khí ẩm ướt là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các dạng bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh cảm cúm.
Khi đó, sức đề kháng trong cơ thể của bạn suy giảm đồng nghĩa với việc cơ thể không được khỏe mạnh và khả năng phục hồi rất kém.
Với mẹ, sức khỏe không đảm bảo chính là tiền đề cho các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, bong nhau thai…
Vì thế, sức khỏe ổn định luôn là điều kiện tiên quyết nếu hai bạn đang dự định chào đón thêm một thành viên mới trong tổ ấm của mình.
Cúm có khả năng ảnh hưởng đến thụ thai
Chữa trị cảm cúm đúng cách
Uống nước gừng khi còn nóng: Điều này sẽ giúp phái đẹp sớm toát mồ hôi, từ đó chấm dứt cảm cúm.
Cháo trắng nấu với hành hẹ: Mẹ có thể cho nhiều hành để giúp toát mồ hôi nhằm trị cảm cúm.
Chanh và mật ong: Phương pháp truyền thống trị cảm cúm hiệu quả cho các chị em trước khi mang thai. Bạn chỉ cần đun sôi nước rồi cho nước cốt chanh và mật ong (nguyên chất) vào, sau đó uống nóng hay ấm đều rất tốt.
Trong chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung tỏi. Bởi gia vị này cùng các chế phẩm làm từ tỏi có khả năng ngăn ngừa bệnh cảm cúm, đồng thời tăng miễn dịch hiệu quả.
Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn.Tiêm phòng trước khi mang thai các loại bệnh cảm cúm cùng một số bệnh khác như sởi, thủy đậu, viêm gan vi sinh B… trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Thăm khám khi dự định mang thai cũng điều rất cần thiết đối với phụ nữ. Bởi chúng sẽ giúp cho bạn biết rằng mình có đang mắc phải căn bệnh gì gây tác động cho thai nhi hay không.
Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt Trong Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Dục Của Bé Trai Hay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!