Xu Hướng 3/2023 # Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Vận Động Trong Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vận động trong thai kỳ – cần thiết cho mẹ, khỏe cho con

27-12-2019

Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai kỳ thì vận động trong thai kỳ cũng mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé. Một chế độ vận động, luyện tập thể dục thường xuyên và điều độ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia không chỉ giúp mẹ có được một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh.

Tại sao vận động lại cần thiết cho thai kỳ?

Mang thai không có nghĩa là ngưng vận động, luyện tập thể dục. Một chế độ vận động đúng cách trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé mà không phải ai cũng rõ. 

Đối với mẹ:

– Chất endorphin được cơ thể tiết ra khi vận động giúp đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai - Vận động hợp lý, đều đặn trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ổn định ở cả trước và sau sinh. - Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ như: tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón,… - Hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn: Năng vận động giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai, tăng sức chịu đựng cho bà bầu, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn. - Ngủ ngon hơn: vận động nhẹ nhàng, vừa đủ giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng dư thừa từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Đối với thai nhi

- Gia tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt hơn - Cũng giống như mẹ, chất endorphin làm tăng hưng phấn ở mẹ thì thông qua nhau thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giúp thai nhi thư giãn thoải mái và sảng khoái hơn trong bụng mẹ.

Các môn thể thao an toàn cho mẹ bầu

Đi bộ

Đi bộ 30 phút mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Là môn thể thao dễ tập, dễ thực hiện, có thể áp dụng hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, đi bộ được chứng minh là có tác động theo hướng tích cực đến sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu. Chỉ cần lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp, trang phục thoải mái, mẹ bầu có thể bắt đầu luyện tập môn thể thao tốt cho sức khỏe bà bầu mỗi ngày. Do vận động liên tục trong thời gian dài, mẹ bầu khi luyện tập cần bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Yoga

Là một trong số ít những môn thể thao mẹ có thể tập luyện, yoga mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích không ngờ đến như: lưu thông khí huyết, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở thai kỳ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể,…trang bị tốt cho mẹ cả về thể lực và tinh thần cho chuyến vượt cạn sắp tới. Mỗi thời điểm, giai đoạn của thai kỳ đều có những bài tập yoga riêng biệt, thai phụ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có quá trình luyện tập khoa học nhất có thể. 

Bơi lội

Việc bơi lội sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau khớp, giúp máu lưu thông tốt. Bơi lội nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định. Mẹ bầu không nên bơi quá lâu hoặc bơi khi nước quá lạnh. Bài tập Kegel

Cơ sàn chậu đóng vai trò chính trong việc giữ đúng vị trí của các cơ quan sinh dục, niệu dưới, tiêu hóa dưới. Cơ sàn chậu cũng đóng vai trò lớn trong việc điều tiết, đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn từ đó giúp kiểm soát các hoạt động đại, tiểu tiện,…Cuộc sinh nở của các mẹ bầu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nếu cơ sàn chậu của sản phụ khỏe mạnh. 

Bài tập Kegel hay còn được gọi là bài tập cơ sàn chậu có tác dụng giúp săn chắc, tăng cường sức mạnh ở các cơ sàn chậu vốn phải chịu áp lực lớn và trở nên yếu đi khi phụ nữ bắt đầu mang thai và sinh nở, ngăn ngừa các bệnh xuất hiện khi mang thai (đau lưng dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới, phù 2 chân,…), tăng cường và duy trì chức năng tim mạch,…

Bài tập Kegel là một trong những bài tập trước sinh được các bác sĩ khuyên sản phụ nên luyện tập thường xuyên, đều đặn. Với bài tập này, sản phụ có thể luyện tập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị. 

Một số lưu ý khi vận động trong thai kỳ

– Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà mỗi thai phụ nên có cho mình những bài tập, mức độ luyện tập thể dục thể thao khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, trước khi thực hiện các bài tập, mẹ bầu nên xin ý kiến từ bác sĩ sản khoa, chuyên gia để thiết kế cho bản thân một lộ trình luyện tập, vận động phù hợp. 

– Nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức 

– Không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, mất nhiều sức lực, dễ ngã, nguy hiểm như: trượt ván, lặn, judo,…

– Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt. Mẹ bầu đừng bắt cơ thể mình hoạt động quá giới hạn, nếu cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Trường hợp nào không nên tập thể dục, vận động trong thai kỳ

– Chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con. – Rau bám thấp – Thai phụ có dấu hiệu đẻ non trước tuần thai thứ 37 – Thai phụ bị nhức đầu, huyết áp cao hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim, chẩn đoán tiền sản giật. – Em bé phát triển chậm hoặc không theo chuẩn thông thường.  – Thai phụ không tăng đủ cân theo tiêu chuẩn, bác sĩ khuyến cáo hạn chế luyện tập thể dục, vận động để đảm bảo sức khỏe. 

BAN TƯ VẤN SỨC KHỎE BỆNH VIỆN HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG 

Tập Thể Dục Khi Mang Thai Cho Người Ít Vận Động

Nhiều ý kiến cho rằng các bài tập thích hợp sẽ giúp bà bầu nhanh nhẹn hơn, giảm đau lưng và dễ sinh con hơn. Tuy nhiên tập thể dục khi nào và như thế nào là hợp lý? Những bài tập nào an toàn khi mang thai? Mẹ bầu có thích hợp với các bài tập yoga, tập tạ, gập bụng hay tập squat không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu!

Mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục trong suốt thai kỳ của mình, dù cho mẹ đã luôn lười biếng vận động từ trước đến giờ. Tập thể dục là một cách để mẹ bầu khỏe mạnh và dễ sinh hơn.

Mẹ hãy nhớ rằng mang thai không phải là thời điểm để cố gắng giảm cân giữ dáng, cũng không phải là một ý hay để bắt đầu thói quen tập thể dục với cường độ cao nếu trước đây mẹ ít vận động.

Nhưng nếu mẹ không nằm trong danh sách cần lưu ý cao khi mang thai thì mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục phù hợp với mức độ vận động của mình.

Theo khuyến nghị của Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì mục tiêu hợp lý cho các bà bầu là nên tập thể dục tối đa 30 phút hầu hết tất cả các ngày trong tuần hoặc cả tuần.

Những lưu ý trong khi bà bầu tập thể dục

Hãy bắt đầu một cách chậm rãi. Chị em chỉ nên vận động 10-15 phút mỗi ngày trong một hoặc hai tuần đầu tiên. Khi đã cảm thấy sẵn sàng để tăng thời lượng, hãy tập thêm 5-10 phút cho đến khi mẹ có thể tập luyện tối đa 20 hoặc 30 phút mỗi ngày.

Việc này có thể mất khoảng 3-4 tuần, tùy thuộc vào cách cơ thể mẹ phản ứng với các hoạt động bổ sung. Trong giai đoạn ban đầu này, hãy tập trung vào việc kéo dài thời gian tập luyện chứ đừng lưu ý quá nhiều vào cường độ bài tập, tránh vận động mạnh.

Tăng dần cường độ tập luyện khi cơ thể đã sẵn sàng. Nếu đã đạt được đủ thời lượng tập luyện đặt ra và cảm thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh thì các mẹ có thể bắt đầu tăng cường độ tập luyện. Ví dụ, có thể tăng tốc độ đi bộ của mình từ trung bình đến nhanh hơn.

Tuy nhiên, đừng nên đốt cháy giai đoạn hay cố gắng tập luyện đến kiệt sức. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng đẩy bản thân vượt quá giới hạn.

Các bà bầu được khuyên là chỉ nên tập thể dục với cường độ mà bản thân cảm thấy là “hơi khó”. Và một nguyên tắc nhỏ là hãy chậm lại nếu mẹ đang thở dốc và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình một cách thoải mái.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mang thai đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ cần khoảng 340 calo bổ sung mỗi ngày bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người trước khi mang thai.

Vì vậy, chất lượng của chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nó nên bao gồm nhiều loại rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các nguồn protein nạc khác nhau.

Luôn giữ cho cơ thể mát mẻ. Hãy tránh tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm vì mẹ bầu có thể dễ dàng bị nóng hơn khi mang thai.

Cố gắng tập luyện vào buổi sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tránh nhiệt độ cao điểm. Nếu trời ấm, hãy đội mũ chống nắng, mặc quần áo thoáng mát và thoải mái.

Luôn bổ sung thật nhiều nước. Các mẹ nên uống nước trước, trong và cả sau khi tập luyện. Mất nước có thể góp phần làm cho cơ thể bị quá nóng và thậm chí còn kích thích các cơn co thắt.

Nếu được bổ sung nước thường xuyên, màu nước tiểu của mẹ sẽ gần như trong suốt. Còn nếu nó có màu vàng đậm thì mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn.

Các bài tập khi mang thai tốt nhất cho người mới bắt đầu

Đi bộ. Đây là hoạt động được khuyến khích hàng đầu đối với các bà bầu vì nó an toàn, dễ thực hiện và cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả. Đi bộ là một phương thức vận động hoàn hảo để bắt đầu nếu bạn chưa từng tập thể dục trước khi mang thai.

Tham gia lớp thể dục nhịp điệu hoặc luyện tập theo các DVD dạy thể dục. Các chương trình được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức khỏe trái tim của mẹ, cũng như xây dựng cơ bắp và sự linh hoạt – tất cả đều phối hợp với nhau để hỗ trợ cơ thể khi nó phải trải qua những thay đổi về thể chất của thai kỳ.

Bơi lội. Đây là một hình thức tập thể dục tuyệt vời vì nó sử dụng toàn bộ cơ thể và ít gây căng thẳng cho các khớp. Thêm một điểm cộng nữa là nước sẽ hỗ trợ cho cân nặng, giúp mẹ bầu tạm thời bỏ qua cảm giác không thoải mái với chiếc bụng đang dần to lên của mình.

Các bài tập yoga và giãn cơ trước khi sinh. Cả hai hoạt động này đều làm giảm căng thẳng, thúc đẩy cơ thể thư giãn, giúp mẹ luôn giữ được sự linh hoạt và mạnh mẽ.

Tập nhảy. Nhún nhảy và di chuyển theo những điệu nhảy yêu thích giữ cho mẹ bầu sự mềm dẻo và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể. Các điệu nhảy như Zumba, múa bụng và khiêu vũ là những bài tập thú vị cho phép biến hóa linh hoạt khi bụng dần to hơn đấy.

Các bài tập thai kỳ an toàn khác

Nếu các mẹ đang tự hỏi liệu có an toàn khi bắt đầu chạy trong thai kỳ hay không, câu trả lời thường là có, ngay cả khi mẹ chưa bao giờ thử chạy trước đó nếu mẹ không có biến chứng thai kỳ và được sự chấp thuận của bác sĩ.

Nếu các khớp không bị đau và mẹ cảm thấy có thể làm được nhiều hơn thì hãy dần dần bắt nhịp và chạy trong khoảng thời gian dài hơn.

Mặc dù vậy, một thời gian sau mẹ có thể vẫn cần phải sửa đổi thói quen của mình hoặc chậm lại để phù hợp với em bé đang phát triển.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bắt đầu hoạt động đi xe đạp một cách thận trọng. Những người đi xe đạp có kinh nghiệm sẽ có thể giữ vững hoạt động này trong suốt ba tháng đầu tiên.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng việc đạp xe trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là nguy hiểm vì trọng tâm thường xuyên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của mẹ, khiến khả năng té ngã xảy ra nhiều hơn.

Vì vậy, một chiếc xe đạp tập thể dục tại nhà sẽ là một lựa chọn an toàn hơn cho khoảng thời gian sau của thai kỳ.

Những kiểu tập thể dục cần tránh khi mang thai

Các hoạt động có khả năng rơi mạnh. Cưỡi ngựa, trượt cỏ xuống dốc, trượt tuyết, lướt sóng, đi xe đạp địa hình, thể dục dụng cụ và lướt ván là những hoạt động cần hạn chế đối với phụ nữ mang thai.

Các hoạt động thường xuyên thay đổi hướng đột ngột. Trọng tâm của mẹ thay đổi khi mang thai, vì vậy hãy tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều sự thay đổi đột ngột về phương hướng, chẳng hạn như các môn thể thao quần vợt. Chúng có thể làm mất thăng bằng và khiến bạn bị ngã đấy.

Các môn thể thao va chạm nhiều, như bóng đá, bóng rổ, đấm bốc và khúc côn cầu trên băng.

Các hoạt động được thực hiện trong khi nằm ngửa. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh động tác gập bụng và các bài tập khác được thực hiện trong khi nằm thẳng lưng vì tư thế này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và khắp cơ thể.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên tập chậm lại

Nếu mới tập thể dục, các mẹ sẽ khó nhận ra khi bản thân đang cố gắng quá sức. Hãy giảm cường độ vận động của mình nếu:

Cảm thấy đau ở khớp và dây chằng trong hoặc sau khi tập luyện.

Cảm thấy kiệt sức thay vì tràn đầy năng lượng sau khi tập luyện.

Có cảm giác hết hơi và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình.

Cơ bắp cảm thấy vô cùng đau nhức, yếu hoặc run rẩy trong một thời gian dài sau khi tập thể dục. Điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của mẹ.

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng cao hơn 10 nhịp so với bình thường.

Những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy mẹ bầu nên dừng lại và liên hệ với bác sĩ

Một số dấu hiệu có thể cho thấy một vấn đề đang xảy ra với sức khỏe hay thai nhi của mẹ. Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mẹ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

chảy máu âm đạo

co thắt (sinh non)

chất lỏng bị rò rỉ hoặc phun ra từ âm đạo

chóng mặt hoặc cảm thấy muốn ngất xỉu

đau đầu

đau ngực

đau hoặc sưng bắp chân

chuyển động của thai nhi giảm

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.

Nguồn: Babycenter

7 Đối Tượng Mẹ Bầu Cần Cứng Rắn “Cấm Vận” Chồng Tuyệt Đối Trong “Chuyện Ấy”

Mang thai 5 tuần có quan hệ được không? Những trường hợp mẹ bầu nào nên tuyệt đối “cấm vận” chồng để đảm bảo an toàn cho thai nhi? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp một cách tường tận, chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây. Chị em hãy dành ít phút đọc thật cẩn thận bài viết này để trang bị thật tốt kiến thức cho mình nhé.

Mang thai 5 tuần có quan hệ được không?

Cứ ngỡ đây là vấn đề nhạy cảm, nhà nào biết nhà ấy, thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. ” Mang thai 5 tuần có quan hệ được không ?” là từ khóa nhận được lượt tìm kiếm của rất nhiều người trên Google. Thậm chí, trên các diễn đàn mẹ và bé, các nhóm Facebook dành cho chị em phụ nữ, một lần nữa câu hỏi này lại khuấy đảo mọi người, trở thành một chủ đề bàn tán vô cùng sôi nổi.

Vậy mang thai 5 tuần có quan hệ được không ? Ở thời điểm này, các mẹ có thể đi siêu âm, khám thai lần đầu tiên. Tuy có thể mẹ không nhìn thấy rõ hình ảnh của con yêu nhưng thông qua buổi kiểm tra này, bác sĩ cũng cung cấp cho mẹ biết một số thông tin quan trọng như thai nhi đã an toàn làm tổ trong tử cung hay không, phôi thai đã hình thành chưa…

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nếu sức khỏe thai phụ hoàn toàn tốt và thai nhi không có vấn đề bất thường gì thì các cặp đôi vẫn có thể duy trì đời sống quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, tần suất “ân ái” cũng như “hành động” cần rất sức nhẹ nhàng và chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần hoặc 2 tuần/lần.

Thế nhưng, sang đến tuần này, hầu hết mọi người đã biết chính xác việc mình “đậu thai” nên phần lớn họ sẽ kiêng “yêu”. Được biết đây là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu “bận rộn” trong việc hình thành dần dần các bộ phận, cơ quan quan trọng của cơ thể.

Chính vì thế, một lời khuyên tốt nhất cho các cặp đôi lúc này là nên kiêng quan hệ tình dục. Các ông chồng hãy “kiềm chế bản thân” cho đến khi vợ thành công vượt qua tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Sang đến tháng thứ 4 trở đi, việc “yêu” khi mang thai sẽ ít đem lại rủi ro cho thai nhi hơn. Tuy nhiên, dù quan hệ trong thời điểm nào của thai kỳ, các bố, các mẹ nhớ tiết chế bản thân và biết điểm dừng nhé.

“Yêu” trong thời gian mang thai cần lưu ý những gì?

Mang thai 5 tuần có quan hệ được không? – Câu trả lời là có thể. Thế nhưng, để việc “yêu” diễn ra thuận lợi, thăng hoa về cảm xúc và đặc biệt là không gây bất cứ tác động xấu nào đến thai nhi, các cặp đôi nhất-định-phải-nhớ những điều quan trọng dưới đây:

Chỉ “yêu” khi cơ thể người mẹ khỏe mạnh, thai nhi hình thành và phát triển hoàn toàn bình thường

Thời gian “ân ái” mỗi lần không nên quá lâu tránh tình trạng mẹ bị mất sức, không tốt cho thai nhi

Trước và sau khi quan hệ, cả vợ và chồng cần phải vệ sinh cơ thể, bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm

Mọi động tác khi “yêu” lúc mang thai cần hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận

Người chồng không được phép đưa “cậu nhỏ” quá sâu vào bên trong cơ thể vợ

Theo các chuyên gia, quan hệ trong thời gian mang thai, người chồng nên sử dụng bao cao su để tránh tình trạng xuất tinh vào trong

Tuyệt đối không thực hiện các tư thế “yêu” quá khó, tác động trực tiếp vào vùng bụng của mẹ bầu

Hãy nhớ, trong thời gian này, khi “ân ái”, chồng nên quan tâm nhiều hơn đến sự thoải mái của vợ, nếu cô ấy cảm thấy khó chịu thì lập tức “thu hồi vũ khí ngay”

Chỉ nên quan hệ 1 lần/tuần là đủ

Khi “yêu”, vì sự an toàn của thai nhi, các cặp đôi nên lựa chọn địa điểm “giao ban” thật chắc chắn, sạch sẽ và an toàn

Trường hợp nào nên kiêng quan hệ khi mang bầu 5 tuần?

Có thai 5 tuần có quan hệ được không, bạn hoàn toàn có thể “yêu” tuy nhiên không phải trường hợp chị em phụ nữ nào mang bầu cũng được phép tự do, thoải mái duy trì đời sống chăn gối vợ chồng. Nếu thuộc các đối tượng dưới đây, các mẹ nên nói không tuyệt đối với chuyện ấy trong suốt thời gian “bụng mang dạ chửa”. Khi ấy, các ông chồng cần phải thông cảm và nên đặt sự an toàn của vợ con lên trên hết.

Mẹ mang song thai hoặc đa thai

Mẹ đã từng có tiền sử bị sinh non, sảy thai

Trong tất cả các lần khám thai, bác sĩ đều thông báo sức khỏe mẹ không tốt, thai nhi phát triển chậm

Mẹ đã từng mang thai ngoài tử cung, nhau (rau) tiền đạo

Người chồng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng không được phép “lại gần” vợ trong thời gian này

Mẹ nhiều lần bị dọa động thai, sảy thai

Mẹ lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống

Trên đây là giải đáp của chúng tôi trước câu hỏi: ” Mang thai 5 tuần có quan hệ được không ?” của rất nhiều chị em phụ nữ. “Chuyện ấy” là hoạt động tất-lẽ-dĩ-nhiên phải xảy ra giữa các cặp vợ chồng. Thế nhưng trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, các bạn nên kiêng “yêu”.

Tuy nhiên, nếu thực sự “ham muốn” quá cao và cả hai người đều chấp thuận thì việc quan hệ vẫn có thể diễn ra. Nhưng các bạn đừng quên có một sinh linh bé bỏng ở trong bụng nhé, vì thế cần phải hết sức nhẹ nhàng. Sau khi quan hệ, nếu người mẹ bị đau bụng dưới dữ dội, dịch âm đạo tiết ra nhiều đồng thời có hiện tượng chảy máu thì cần đi bệnh viện kiểm tra ngay trước khi quá muộn nhé.

Hồ Ngọc Hà Phải Bê Bụng Bầu Mới Lết Đi Được Trong Những Tháng Cuối Thai Kỳ, Hé Lộ Khoảnh Khắc Trong Phòng Sinh Cực Xúc Động

Đầu tháng 11/2020, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã hạ sinh cặp sinh đôi 1 trai, 1 gái tên Lisa và Leon. Vốn là một ngôi sao hạng A nên thông tin này lập tức trở thành tin tức gây sốt nhất showbiz Việt. Vì là người kín tiếng nên nữ ca sĩ hạn chế chia sẻ thông tin về hành trình bầu bí, sinh nở của mình. Gương mặt của hai bé cũng được Hồ Ngọc Hà giữ kín. Điều đó càng làm người hâm mộ vô cùng tò mò.

Tuy nhiên mới đây, trong phim tư liệu nói về năm 2020 đáng nhớ của mình mang tên “Rồi một ngày Hà nói về tình yêu”, bà mẹ 3 con đã có những chia sẻ hết sức cụ thể và chân thành về chuyện tình yêu, chuyện công việc và đặc biệt là chuyện mang thai Lisa và Leon.

Nói về chuyện mang thai, Hồ Ngọc Hà cho hay: ” Mọi người bảo Hà mang bầu giả thì cũng tội cho Hà. Bản thân Hà trước khi yêu ai cũng nói, cuộc sống mình có gì thì cũng chia sẻ. Với những lời đồn, mọi người đồn cho vui nhưng mình mang bầu là thật, tình cảm thật, thì mình mới dám xây dựng gia đình thật với nhau.

Chuyện bầu bí, sinh con nó là chuyện mà mình không thể làm chủ được. Nên mình rất ngại chia sẻ với mọi người vì lỡ có chuyện gì không mảy ra thì sao? Vì vậy nên mình muốn đợi khi sinh xong rồi mới gửi lời cảm ơn đến người hâm mộ vì đã quan tâm đến mình“.

Trong suốt quá trình mang thai, Hồ Ngọc Hà vẫn miệt mài làm việc. Bởi bản thân cô không cho phép mình ngồi yên một chỗ nên bầu cũng vẫn làm việc bình thường, đặc biệt là cùng ê-kíp sản xuất Love Songs 4.

Mang thai đôi nên những tháng cuối bụng của Hồ Ngọc Hà rất to, cô miêu tả mình không đi lại bình thường được mà phải lết lết, hai tay bê bụng bầu, cảm thấy như bụng bầu muốn rớt vì quá nặng. Nữ ca sĩ luôn có sự động viên, quan tâm, chăm sóc không chỉ của gia đình mà còn tất cả anh chị em đồng nghiệp và bạn bè.

Mẹ ruột và ông xã Kim Lý luôn ở bên cạnh chăm sóc cho Hồ Ngọc Hà. Với Kim Lý là lần đầu làm cha, anh không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ. Bởi vậy, nam diễn viên luôn chủ động hỏi, cùng vợ đi học các lớp chăm sóc em bé, không phải là để biết mà là để sau này hai vợ chồng không phải cãi nhau vì bất đồng quan điểm trong việc chăm con.

Ngày Hồ Ngọc Hà vào viện sinh con, cô cho biết dù là lần đi sinh thứ hai nhưng cảm thấy hồi hộp hơn cả lần đầu tiên. Điều đó thể hiện rõ trên gương mặt của nữ ca sĩ. Gia đình cũng có mặt đông đủ để trấn an Hồ Ngọc Hà. Kim Lý luôn nắm chặt tay bà xã, anh cũng vào phòng mổ cùng Hồ Ngọc Hà, ngồi cạnh tiếp thêm tinh thần cho cô. Cả hai vợ chồng vỡ òa, rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi Lisa và Leon lần lượt cất tiếng khóc chào đời.

Nguồn ảnh: Chụp màn hình từ phim “Rồi một ngày Hà nói về tình yêu”

Đối với Hồ Ngọc Hà, năm 2020 là một năm có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, một năm đầy đủ nỗi lo nhưng muôn vàn điều hạnh phúc!

Cập nhật thông tin chi tiết về Vận Động Trong Thai Kỳ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!