Bạn đang xem bài viết Vì Sao Bà Bầu Bị Chóng Mặt, Hiện Tượng Này Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong thời kỳ mang thai bà bầu bị chóng mặt thường xuyên, nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi hay không? Và muốn chấm dứt nhanh tình trạng này mẹ bầu phải làm gì?Có thể nói hiện tượng chóng mặt ở mẹ bầu xuất hiện thườnfhajg xuyên làm cho mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, làm cho mẹ hạn chế mọi hoạt động. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai
Hiện tượng chóng mặt này thường xuất hiện ở những người gầy yếu, khi mang thai không được bổ sung sắt nên dẫn đến tình trạng bị thiếu máu, dẫn đến chóng mặt.
Vào cuối thai kỳ, lượng huyết tương tăng nhanh tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị gairm xuống làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.
Khi ngồi một chỗ, máu trong cơ thể dồn xuống ở những địa điểm thấp hơn như bàn chân, bắp chân. Khi đột ngột đứng dậy thì lượng máu ở chân di chuyển đột ngột lên tim làm cho huyết áp giảm nhanh đột ngột, dẫn đến choáng váng.
2. Chóng mặt khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Trên thực tế thì hiện tượng chóng mặt ở mẹ bầu này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Và dĩ nhiên bất kỳ hiện tượng bất thường nào cũng tiềm ẩn những tác hại ở trong đó. Khi mẹ bầu bị chóng mặt báo hiệu cho những hiện tượng xấu đến thai nhi có thể xảy ra như: tiền sản giật, tiền sản giật hay xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Đặc biệt đối với những thai phụ lớn tuổi thì nguy cơ này diễn ra càng cao, vì vậy mẹ bầu cần hết sức cẩn thận!
Hiện tượng chóng mặt trong thời gian thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ bầu, làm giảm những hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
3. Phương pháp nào có thể hạn chế hiện tượng chóng mặt khi mang thai?
Đứng lên ngồi xuống từ từ
Khi đứng lên ngồi xuống đột ngột cũng là những nguyên nhân dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Vậy mỗi lần đứng lên ngồi xuống mẹ bầu phải thật nhẹ nhàng, từ từ, không nên ngồi xổm, nên ngồi trên ghế rồi từ từ đứng dậy.
Đặc biệt là bổ sung lượng sắt cho cơ thể để cơ thể không bị thiếu máu.
Không căng thẳng, mệt mỏi
Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, vì thế mẹ bầu nên cố gắng giữ tâm trạng thật thoải mái, không được lo lắng, suy nghĩ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sẽ càng đau đầu, chóng mặt hơn.
Ngủ đủ giấc
Khi ngủ không đủ cũng dẫn đến nguyên nhân chóng mặt, hoa mắt. Vì thế mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
Khi thấy chóng mặt bạn có thể nằm xuống nghỉ ngơi một chút rồi trở mình qua bên trái hoặc bên phải để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi chóng mặt mẹ bầu không nên đi lại nhiều vì như vậy sẽ rất dễ bị té ngã hoặc bị nôn.
Nếu khi mang thai bạn có bị chấn thương và sau đó có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt liên tục như vậy thì hãy đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể đó là những dấu hiệu tình trạng nguy hiểm cho thai nhi.
Bà Bầu Bị Chóng Mặt 3 Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?
Trong suốt những tháng cuối cùng, thai phụ hay cảm thấy khó chịu trong người kèm theo hiện tượng chóng mặt. Vậy bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối phải làm sao?
Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối
Chóng mặt khi mang thai tháng cuối hoặc 3 tháng cuối cùng làm cho chị em thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy bạn có biết tại sao khi mang thai tháng cuối hay có những triệu chứng này không? Đó là do những nguyên nhân sau đây:
– Thiếu máu dẫn đến chóng mặt: Thiếu máu làm cho não thiếu oxy, gây ra hiện tượng chóng mắt. Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai mà bạn không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể thì cũng gây ra tình trạng thiếu máu.
– Nằm ngửa: Nằm ngửa cũng là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt. Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phát triển có thể làm quá trình tuần hoàn máu kèm theo việc trọng lượng của thai nhi lớn nên dễ gây áp lực lên các động mạch chủ và mạch ở khung xương chậu của người mẹ. Nằm ngửa khiến cho nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm làm mẹ cảm thấy chóng mặt, khó chịu và buồn nôn.
– Thiếu chất dinh dưỡng: Khi mẹ bầu đói, cơ thể sẽ bị hạ đường huyết làm cho mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, có khi còn bị ngất. Vì thế, bạn không nên để cho cơ thể bị đói.
– Chóng mặt do thay đổi tư thế quá nhanh: Khi mẹ ngồi, máu lưu thông và dồn dưới chân. Do đó, khi mẹ thay đổi tư thế như đứng lên thì lượng máu đó chưa thể di chuyển lên tim làm mẹ bị hoa mắt chóng mặt. Nếu ngồi và muốn đứng dậy, bạn nên đứng lên nhẹ nhàng hoặc duỗi thẳng hai chân rồi đứng lên.
Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc rằng mẹ bầu ở những tháng cuối cùng bị chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Khi có dấu hiệu bất thường hay chóng mặt nhiều lần và kèm theo dấu hiệu khác, bạn có thể đến bác sĩ để kiểm tra và nắm tình hình sức khỏe của mình.
Ngoài ra, khi cảm thấy buồn nôn, chóng mắt và kèm theo đó là khó thở, mắt mờ thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay để kịp thời điều trị.
Làm gì để không còn bị chóng mặt khi mang thai?
– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và đủ nước để tránh tình trạng mất nước, thiếu chất. Bạn cũng không nên sử dụng các thực phẩm có cồn và caffeine.
– Hãy bổ sung các chất vitamin C và chất sắt để phòng tránh thiếu máu, thiếu sắc. Hơn nữa, bạn nên giữ cho nhiệt độ của cơ thể không quá nóng hoặc quá lạnh.
– Bạn nên tắm bằng nước ấm, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
– Khi ngủ, bạn cũng đừng nên nằm ngửa quá lâu, nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng gối ôm để có tư thế nằm ổn định, máu lưu thông tốt.
– Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hoặc những bài yoga để tăng cường sức khỏe.
– Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt thì nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách.
– Mở các cửa sổ cho thoáng khí.
– Mặc quần áo thoải mái để cho máu lưu thông tốt hơn.
– Ăn thường xuyên, đừng để bụng đói và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Một số thực phẩm tốt giúp cho mẹ bầu bị chóng mặt
Thực phẩm giàu vitamin C và chất sắt: Bạn nên bổ sung những món ăn giàu chất sắt, vitamin và khoáng chất như thịt bò, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, các hạt sấy khô, đu đủ, cà chua, chanh, cam, ớt chuông, bắp cải.
Nước mật ong hoặc nước đường: Mật ong và đường giúp cho mẹ bầu giảm tình trạng mệt mỏi và chóng mặt.
Nên uống nước thường xuyên vì mất nước cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bị chóng mặt, hoa mắt, nhất là những ngày thời tiết oi bức. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Thế nhưng, bạn nên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối vì uống nhiều nước vào buổi tối có thể làm mẹ đi tiểu đêm nhiều lần dẫn đến việc mất ngủ, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Đa phần mẹ bầu bị chóng mặt là do có thể không cung cấp được những chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn phải ăn uống đủ chất và có chế độ ăn uống phù hợp, uống nước lọc nhiều. Có như vậy, mẹ bầu mới có thể giảm được các tình trạng chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu.
Với những thông tin trên, bạn cũng đã biết được nguyên nhân vì sao bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối và nên ăn gì để giảm tình trạng bị chóng mặt. Hơn nữa, nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra sức khỏe và có biện pháp điều trị thích hợp.
Đau Bụng Chóng Mặt Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Thưa bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi, em đang mang thai lần đầu, hiện đã được 8 tuần, nhưng em thường bị đau bụng chóng mặt, người rất mệt mỏi, nhiều người nói đây là dấu hiệu đe dọa sảy thai, em rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn giúp em đau bụng chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không? Và em cần làm gì để bảo vệ đứa bé?Phạm Hồng ( Bắc Giang)Trả lời:Chào bạn, đau bụng chóng mặt khi mang thai ở những tuần đầu tiên thường không nguy hiểm, phần lớn thai phụ thường có cảm giác đau tức dưới. Đây là hiện tượng bình thường, vì vậy bạn không cần lo lắng.
Khi thai lớn hơn 1 chút, cụ thể mang thai 3 tháng đầu, cảm giác đau bụng và chóng mặt này sẽ dữ dội hơn. Nguyên nhân là do sự căng cơ và dây chằng ở người mẹ, vì phải nâng đỡ thai nhi đang ngày càng lớn trong buồng tử cung.
Triệu chứng đau này tăng khi thai phụ ngồi xổm, khi đứng dậy đột ngột hoặc khi bị ho. Bên cạnh đó, cơn đau bụng chóng mặt cũng có thể xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch vị trong dạ dày tá tràng tăng.
Đau bụng chóng mặt trong thai kỳ cần luy ý là khi thai phụ có cảm giác đau vùng bụng dưới bên trái, đau dữ dội hoặc từ cơn, âm đạo chảy máu bất thường, kèm theo nôn mửa dữ dội. Đây là triệu chứng cảnh báo thai ngoài tử cung, và cần khám để xác định chính xác và xử trí kịp thời.
Thai phụ đau bụng chóng mặt, cổ tư cung co bóp mạnh gây đau vùng bụng dưới đau theo từng cơn, kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, và âm đạo chảy máu cục to. Đây là dấu hiệu dọa sảy thai.
Thai phụ bị đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề. Đây là triệu chứng cảnh báo tiền sảm giật, trường hợp này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi, vì vậy, khi gặp những dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng chóng mặt khi mang thai thời kỳ đầu của bạn là không đáng lo ngại, bạn cần giữ tâm trạng thoải mái và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 5588 92 hoặc hotline: 0902 223 864.
Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Chóng Mặt?
Nguyên nhân là do: lúc bạn ngồi, máu trong cơ thể dồn xuống phía dưới (nhất là ở khu vực đôi chân). Nếu đứng dậy đột ngột, các mạch máu từ khu vực chân chưa kịp di chuyển lên phần trên của cơ thể. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.
Vì vậy, khi ngồi trên giường hoặc trên ghế mà muốn đứng dậy, bạn nên đứng dậy thật từ từ. Bạn có thể đứng im tại chỗ trong vòng vài phút, trước khi bước đi.
Nếu phải đứng lâu trong một chỗ; thỉnh thoảng, bạn cũng nên di chuyển để kích thích tuần hoàn máu. Bạn cũng không nên mặc quần áo hoặc đi tất chật vì chúng sẽ khiến các mạch máu khó lưu thông.
Các yếu tố khác gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi mang thai là:
Sang quý II-III, sự phát triển của thai nhi có thể gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu ở nửa cơ thể dưới. Nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến việc tuần hoàn máu bị gián đoạn. Bác sĩ cho biết, nhiều bà bầu có thói quen nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn, huyết áp giảm. Họ cũng thường bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hơn sau khi ngủ dậy.
Để ngủ ngon khi mang bầu, bạn nên nằm nghiêng về một bên. Bạn có thể sử dụng vài chiếc gối nhỏ, kê dưới hông, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn.
Chế độ ăn, uống nghèo nàn khi mang bầu sẽ khiến bạn dễ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lượng đường trong máu. Kết quả, bạn sẽ thường xuyên bị hoa mắt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.
Ngoài 3 bữa chính trong ngày, bạn nên tăng cường các bữa phụ. Bạn nên lưu ý cân bằng dưỡng chất cần thiết cho người mang thai, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng đói lả.
Tình trạng mất nước khi mang thai cũng khiến bạn bị hoa mắt. Vì vậy, bạn nên uống nước đầy đủ, nhất là khi trời nóng.
Đây là hiện tượng cơ thể bạn không cung cấp đủ lượng hồng cầu, oxy cho não và các cơ quan khác. Biểu hiện tiếp theo của chứng thiếu máu là bạn có thể bị đau đầu nhẹ. Nguyên nhân cơ bản của thiếu máu khi mang thai là thiếu sắt. Do đó, bạn nên bổ sung sắt hàng ngày.
Nếu muốn sử dụng viên sắt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu phải ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc tắm nước quá nóng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, nôn nao. Nguyên nhân là vì hơi nóng khiến các mạch máu giãn ra, gây giảm huyết áp.
Bạn nên tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng nực. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi, tránh tắm nước quá nóng và không ra ngoài trời khi nhiệt độ tăng cao.
Chế độ luyện tập quá sức hoặc những căng thẳng trong cuộc sống khiến hơi thở của bạn gấp gáp hơn. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.
Bạn nên lưu ý chế độ luyên tập khi mang thai. Nếu bạn thấy hơi hoa mắt, bạn nên ngừng việc luyện tập và nhanh chóng tìm cách nghỉ ngơi. Bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, nhất là khi cơ thể mệt mỏi.
Mắc một số chứng bệnh khác
Nhiều thai phụ cảm thấy bắt đầu có dấu hiệu hoa mắt khi bị ho, bị đau lưng, đau đầu, huyết áp thấp hoặc các chứng bệnh về tim mạch. Bạn nên lưu ý với những chứng bệnh này để có thể nghỉ ngơi kịp thời ngay khi bạn vừa có dấu hiệu hoa mắt.
Hoa mắt khi cơ thể bị đói hoặc do thời tiết nóng bức là hiện tượng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu việc hoa mắt tái diễn thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, bạn cũng nên đi khám.
– Bạn có dấu hiệu hoa mắt sau khi bị chấn thương ở đầu.
– Bạn bị hoa mắt đi kèm với các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, rối loạn thị giác, ù tai, tim đập nhanh, chân tay tê liệt; bạn bị ra máu, ngất xỉu.
– Giai đoạn đầu mang thai, tình trạng đau bụng đi kèm với dấu hiệu hoa mắt có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Do vậy, bạn cũng nên đi khám sớm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Bà Bầu Bị Chóng Mặt, Hiện Tượng Này Có Nguy Hiểm Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!