Bạn đang xem bài viết Vì Sao Bà Bầu Cần Xét Nghiệm Máu? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Việc này sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe bà bầu và em bé từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
Phát hiện hội chứng Down: Khi đi khám thai trong thời kì, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, các bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Qua kết quả này, người mẹ có thể biết thai nhi có mắc phải hội chứng Down hay không. Xác định nhóm máu: Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai. Kiểm tra hàm lượng sắt: Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu. Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi. Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng. Phát hiện bệnh giang mai: Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao. Tìm kháng thể HIV: Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn? Đối với các xét nghiệm máu:thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khilàm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu 1/ Đo độ mờ da gáy Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ). Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%. 2/ Xét nghiệm Triple test Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai. Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó. Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ… 3/ Siêu âm 3-4 chiều Siêu âm 3-4 chiều thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau: Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay. – Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non. Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm. 4/ Xét nghiệm đường huyết Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường. Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản. Vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?
Vì Sao Cần Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có hơn 8 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Khi mang thai người mẹ nào cũng mong muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh thông minh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ. Việc khám thai và quản lý thai nghén giúp tầm soát và phát hiện những bất thường trong thai kỳ nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và con.
Bác sĩ sẽ luôn đề nghị mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhằm xác định sớm dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn thông qua sự hiện diện của một số chất khác nhau có trong nước tiểu. Từ đó đưa ra các phương án hạn chế tác động xấu của chúng đối với mẹ bầu và thai nhi.
Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng phân tích để xác định liệu bạn có đang mắc các bệnh về thận, đái tháo đường hay thậm chí là nhiễm trùng bàng quang hay không, bằng cách đo nồng độ protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.
Việc xét nghiệm nước tiểu là vô cùng quan trọng khi mang thai. Vì dù cho trong những lần xét nghiệm trước đó bạn không gặp các triệu chứng nguy hiểm nào, nhưng không ai có thể khẳng định được những lần sau đi khám và xét nghiệm vẫn cho kết quả đó. Chính vì vậy, việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là không thể bỏ qua.
2. Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì khi mang thai?
2.1 Đái tháo đường
Bệnh xảy ra khi các hormone thai kỳ trong cơ thể phá vỡ việc sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu nếu nhận thấy có thêm bất kỳ nguy cơ nào hoặc nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm glucose sẽ được tiến hành ở tuần 24-28 để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
Tiểu đường thai kỳ chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim, cột sống và dị tật thần kinh.
2.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng đôi khi biểu hiện mập mờ khiến nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu. Dạng nhiễm trùng này có thể lan đến thận, gây ra vấn đề lớn cho bé.
Nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng.
Khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Bằng phương pháp này, sự hiện diện của vi khuẩn có thể được xác nhận kèm theo chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Các bác sĩ thường xác định và điều trị các triệu chứng nhiễm trùng vi khuẩn ngay từ đầu.
Bạch cầu trong nước tiểu, cùng với pH tăng cao cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm khi nhiễm trùng gây ra).
2.3 Xác định Ketone
Ketone là một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ hiện diện trong nước tiểu của thai phụ. Khi kết quả kiểm tra đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu bạn có đang gặp vấn đề gì không. Lúc này thai phụ không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào, giải pháp trong trường hợp này là các bác sĩ sẽ truyền dịch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Chỉ số Ketone cho phép: 2,5-5mg/dL hoặc 0,25-0,5 mmol/L.
2.4 Nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật có thể là nguy cơ đối với thai phụ nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu cao thai phụ sẽ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Trong trường hợp nồng độ đạm tăng nhưng không có triệu chứng cao huyết áp, mẫu nước tiểu sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
2.5 Thận có vấn đề
Nếu đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó và bạn cần được thăm khám kỹ hơn.
Chỉ số Blood (BLD) 0,015-0,062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL.
2.6 Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, virus Herpes, giang mai… có thể đe dọa sinh non, sảy thai, hay những nhiễm trùng ở mắt và phổi của trẻ sơ sinh.
3. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là làm gì?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của thai phụ. Bạn có thể chỉ thực hiện một hoặc nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi.
Cách tiến hành:
Mỗi lần đi khám thai bạn sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu và một khăn lau tiệt trùng rồi được hướng dẫn vào phòng vệ sinh để lấy mẫu;
Trước tiên, hãy rửa sạch tay. Sau đó dùng ngón tay để tách môi âm hộ và lau âm hộ từ trước ra sau bằng khăn lau tiệt trùng;
Tiểu trong một vài giây vào bồn cầu rồi đặt cốc vào giữa dòng nước cho đến khi lấy đủ mẫu.;Bệnh viện sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu bằng cách nhúng một que thử đổi màu rồi so sánh kết quả với một bảng đối chiếu. Kết quả sẽ được ghi vào phiếu khám sức khỏe để bác sĩ tham khảo;
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể để mẹ bầu có chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
Chương trình Chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ cung cấp những dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh chất lượng cao, toàn diện và bài bản về trình độ chuyên môn, hệ thống máy móc và dịch vụ, đảm bảo cho thai kỳ người phụ nữ diễn ra an toàn, thuận lợi nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Vì Sao Xét Nghiệm Máu Có Thai Nhưng Siêu Âm Lại Không Thấy?
Xét nghiệm máu giúp nhận biết có thai sớm
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai sớm bởi nó giúp phát hiện được nội tiết hCG để có thể xác nhận việc mang thai.
HCG là một loại hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai. Nó được sản xuất bởi các tế bào hình thành nên nhau thai, và có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh, dính vào thành tử cung.
Xét nghiệm máu sẽ đo được khối lượng tăng rất nhỏ của loại hormon này. Khoảng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai khi xét nghiệm máu có thể nhận biết được. Cứ ba ngày lượng hCG lại tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần trong thời gian còn lại và biến mất trong vòng vài tuần sau sinh.
Nếu như mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG sẽ có thời gian nhân đôi dài hơn. Những người có thai yếu nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai. Trường hợp hCG ở mức rất cao xảy ra khả năng song thai, đa thai hoặc thai trứng.
Ưu nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai sớm
Có 2 loại xét nghiệm máu để phát hiện được thai sớm chính là xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu hoặc định tính hCG để có thể biết bạn mang thai hay không.
Ưu điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai
Nếu như xét nghiệm nước tiểu sẽ xảy ra sai sót thì thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện mang thai sớm hơn, cũng như chính xác hơn. Bên cạnh đó xét nghiệm máu định lượng cũng giúp đo lường nồng độ hormone hCG, là thông tin hữu ích để có thể theo dõi và biết được các vấn đề nhất định trong thời kỳ mang thai.
Nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai
Xét nghiệm máu phát hiện mang thai không thể thực hiện tại nhà như xét nghiệm nước tiểu. Bạn phải được các bác sĩ tiến hành tại phòng khám, và giá của việc xét nghiệm này cũng đắt hơn, tốn nhiều thời gian.
Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy
Có nhiều trường hợp chị em đi xét nghiệm máu phát hiện có thai, tuy nhiên siêu âm không thấy. Vậy nguyên nhân do đâu?
Có thai do hormone HCG dự báo: Nội tiết tố hCG là một loại hormone đặc biệt quan trọng và nó chỉ được tiết ra khi mà các chị em có thai. Loại hormone này sẽ tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, buồn nôn, nhạy cảm,…
Tất cả các triệu chứng này sẽ xuất hiện là do nội tiết tố hCG đang cao dần lên trong cơ thể chị em khi mang thai. Kết quả hCG khi xét nghiệm là 200 mIU/ml có thể thấy bạn đã có thai.
Tuy nhiên xét nghiệm máu cho thấy bạn có thai nhưng siêu âm không có là do
– Thai có thể đang trên đường di chuyển vào buồng tử cung
Thông thường khi siêu âm chúng ta chưa thấy phôi thai có thể thai đang di chuyển vào buồng tử cung. Cũng có thể bạn tính toán tuổi thai chưa đúng. Do đó khi đi khám ở giai đoạn sớm sẽ khó có được kết luận chính xác, cần có thời gian theo dõi.
– Trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu phát hiện có thai nhưng siêu âm không có là do thai ngoài tử cung.
– Cần bình tĩnh để xem cụ thể
Khi có kết quả này, bạn không nên quá lo lắng mà luôn phải giữ tinh thần thoải mái cùng với việc tái khám theo đúng lịch của bác sĩ. Bạn có thể kết hợp siêu âm đầu dò với đo nồng độ hCG trong máu để có kết luận chính xác hơn việc mình có thai hay không. Khi so sánh những kết quả này giúp bạn biết được kết quả chính xác về tuổi thai.
Việc xét nghiệm máu có thể giúp bạn phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu và siêu âm lại có kết quả không giống nhau bởi nhiều nguyên nhân như thai giả, thai ngoài tử cung, thai đang đi vào tử cung,… Vì vậy nếu gặp tình trạng này bạn hãy bình tĩnh, cần có thời gian quan sát và nhận sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.
Chỉ số xét nghiệm máu bao nhiêu là có thai?
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán khả năng sảy thai ở phụ nữ
Đăng ký nhận tư vấn
Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai: Những Điều Cần Biết
Kinh nghiệm làm xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu khi mang thai cho bà bầu
Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không?
Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
Kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu: Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật.
Phát hiện bệnh giang mai: Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…
Tìm kháng thể HIV: Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.
Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.
Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.
Kiểm tra hàm lượng sắt: Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn. Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.
Phát hiện hội chứng Down: Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.
Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu tốt?
Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm máu khi mang thai phải nhịn ăn, tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng: nhịn ăn, uống nước trong 12h trước đó. Chi phí xét nghiệm máu khoảng 300.000vnd/ lần & chênh lệch tùy theo bạn xét nghiệm ở đâu, làm bao nhiêu loại xét nghiệm.
Theo bảng giá xét nghiệm tại viện Pasteur chúng tôi năm 2016 thì có gái dịch vụ dành riêng cho xét nghiệm máu như sau:
Theo bảng giá tham khảo của phòng khám đa khoa YECXANH thì có dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà hoặc khám và xét nghiệm tại trung tâm với bảng giá tiền chi tiết như sau:
Xét nghiệm máu khi mang thai có cần thiết
Như đã nói ở trên, đây là một loại xét nghiệm không bắt buộc phải làm từ phía bác sĩ mà mẹ bầu không thể từ chối. Tuy nhiên, vì sức khoẻ cũng như sự phát triển toàn diện cho thai nhi và những chứng bệnh có thể phát hiện nhờ xét nghiệm máu ngay từ tuần thứ 12 ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc qua tới tuần thứ 14 – bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2 thai kỳ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Bà Bầu Cần Xét Nghiệm Máu? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!