Xu Hướng 5/2023 # Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến một loạt các rủi ro sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, như suy dinh dưỡng, bệnh tật, lạm dụng, bỏ mặc, thậm chí tử vong. Mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến chu kỳ sinh sản cao, cũng như tiềm năng lao động và giáo dục thấp hơn, nghèo đói, là những thách thức có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.

Nhu cầu về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chất lượng cao

Tuy nhiên, nhiều vấn đề như vậy có thể được giải quyết thông qua tư vấn và hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình hiệu quả. Kế hoạch hóa gia đình chất lượng cao cung cấp một loạt các lợi ích tiềm năng bao gồm không chỉ cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, mà còn phát triển kinh tế và xã hội, giáo dục và trao quyền cho phụ nữ.

Mang thai ngoài ý muốn vẫn là một vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng. Trên toàn cầu, 74 triệu phụ nữ sống tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có thai ngoài ý muốn hàng năm. Điều này dẫn đến 25 triệu ca phá thai không an toàn và 47.000 ca tử vong mẹ mỗi năm.

Nghiên cứu của WHO cho thấy 4.794 phụ nữ có thai ngoài ý muốn sau khi họ ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. 56% phụ nữ mang thai không sử dụng biện pháp tránh thai trong 5 năm trước khi thụ thai. 9,9% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn cho thấy rằng phương pháp cuối cùng mà họ đã sử dụng là phương pháp truyền thống (ví dụ như phương pháp xuất tinh ngoài hoặc dựa trên lịch kỳ kinh nguyệt); 31,2% sử dụng phương pháp hiện đại có tác dụng ngắn (ví dụ như thuốc tránh thai và bao cao su) và 2,6% sử dụng các biện pháp tránh thai tác động dài hạn có thể đảo ngược (ví dụ như dụng cụ tử cung (IUD) và cấy ghép).

Những phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các dịch vụ:

– Thực hiện cách tiếp cận ra quyết định chung để lựa chọn và sử dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả, phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của khách hàng;

– Xác định sớm khi phụ nữ và trẻ em gái đang lo lắng về phương pháp họ đang sử dụng;

– Cho phép phụ nữ và trẻ em gái thay đổi các phương pháp hiện đại trong khi vẫn được bảo vệ thông qua tư vấn hiệu quả và tôn trọng quyền và nhân phẩm của họ.

Các cơ hội bị bỏ lỡ để hỗ trợ phụ nữ lựa chọn biện pháp tránh thai

Nếu không có tư vấn đầy đủ, cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng các lựa chọn tránh thai hiệu quả và được chấp nhận, tôn trọng quyền của tất cả phụ nữ và trẻ em gái, mọi chuyện sẽ vẫn tiếp tục như cũ. Công bằng cũng là một mối quan tâm quan trọng. Nghiên cứu gần đây của Philippines cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn thấp nhất không muốn mang thai có khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 1/3.

Việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục chất lượng cao và giá cả phải chăng, bao gồm đầy đủ các phương pháp tránh thai, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai lành mạnh hơn cho phụ nữ và trẻ em gái, cũng như góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Đảm bảo nhiều người được hưởng lợi từ các biện pháp tránh thai hiện đại

Vượt qua các rào cản pháp lý, chính sách, xã hội, văn hóa và cấu trúc sẽ cho phép nhiều người được hưởng lợi từ các dịch vụ tránh thai hiệu quả. Một cấu phần chính của các dịch vụ như vậy sẽ là trước tiên cần xác định những phụ nữ có thể lo ngại về phương pháp tránh thai của họ và muốn chuyển đổi phương pháp; và thứ hai, để cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc ép buộc đối với những phụ nữ này nhằm đảm bảo rằng ý định sinh sản của họ được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe tình dục của họ. Nó cũng là điều cần thiết để cải thiện các kỹ năng của bác sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh thông qua đào tạo và phát triển chuyên môn, để họ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tập trung vào gia đình hiệu quả cho tất cả phụ nữ cần thiết.

Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Các Trạm Y Tế Xã Ở Việt Nam – Vihema

Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế xã ở Việt Nam

Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam hiện có trên 13.500 cơ sở y tế y […]

Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam hiện có trên 13.500 cơ sở y tế y tế bao gồm các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh huyện và các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế dự phòng làm phát sinh khoảng 590 tấn chất thải y tế/ngày và ước tính đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại; trong đó chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chỉ khoảng 10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Đây là một vấn đề sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp rất cần được quan tâm tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế ở nước ta trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư, tăng cường năng lực chủ yếu tập trung vào các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Trong khi đó công tác này tại trên 11 000 trạm y tế tuyến xã vẫn còn chưa được quan tâm. Để có cơ sở cải thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các trạm y tế xã, phường Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP) đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý chất thải rắn tại 32 xã phường chọn ngẫu nhiên tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền ở Việt Nam năm 2015-2016. Cuộc khảo sát đã đưa ra được bức tranh mô tả tình trạng chung về quản lý chất thải tại các trạm y tế xã , phường ở nước ta.

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các TYT xã

Khác với đặc thù của các BV là tập trung vào hoạt động khám và điều trị, các TYT xã đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện chuỗi hoạt động dự phòng cho toàn bộ cộng đồng trên địa bàn, bên cạnh đó, vẫn đảm nhiệm vai trò là cơ sở khám chữa bệnh với trung bình 11-12 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Tất cả các hoạt động trên đều phát sinh CTRYT với khối lượng, chủng loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thảo thông thường. Lượng CTRYT phát sinh trung bình tại mỗi TYT là  1,5kg/ngày, trong đó có 0,3kg là chất thải nguy hại, thấp hơn nhiều so với tại các BV huyện và các BV tuyến tỉnh/thành phố và trung ương. Tuy ít như vậy nhưng tính chất nguy hại của chất thải y tế là giống nhau, hơn nữa, nếu nhân khối lượng này với con số 11104 TYT trong cả nước thì lượng chất thải này rất cần được quan tâm.

Công tác lập kế hoạch, phân công phụ trách, báo cáo, kiểm tra, giám sát

Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế nói chung, CTRYT nói riêng tại các TYT xã phường, cũng như bất kỳ cơ sở y tế nào, cần thiết phải có kế hoạch cụ thể, phân công người phụ trách và có các hoạt động theo dõi, kiểm tra, báo cáo, cũng như có mục chi tài chính cho hoạt động này. Song, không có TYT nào tham gia nghiên cứu thực hiện đầy đủ các nội dung trên. Lý do mà đa số TYT đưa ra là không có mẫu kế hoạch nên các TYT còn lúng túng, chưa biết phải xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp; nếu có thì kế hoạch lập ra chỉ để báo cáo hoặc phục vụ đợt kiểm tra, còn việc thực hiện lại rất khác.

Thực trạng này đã góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế. Mỗi TYT cần chủ động xây dựng các mục tiêu, giải pháp, hoạt động, cũng như dự kiến nguồn lực (gồm cả nhân lực, vật lực và kinh phí) cho các hoạt động QLCTRYT. Các nội dung trong kế hoạch cần được xây dựng dựa trên tình hình thực tế tại trạm. Trong trường hợp, kinh phí hàng năm cho hoạt động không có, hoặc không đủ, ban lãnh đạo TYT cần chủ động xây dựng đề xuất xin kinh phí từ Ủy ban nhân dân xã/ phường hoặc TTYT huyện.

Công tác phân loại và thu gom CTRYT

Toàn bộ TYT trong nghiên cứu đã thực hiện phân loại CTRYT ngay từ nơi phát sinh. Không TYT nào có đủ bản hướng dẫn phân loại và thu gom chất thải ở nơi đặt dụng cụ đựng chất thải và phòng làm việc theo quy định. Lý do mà một số TYT đưa ra (chỉ được tuyến trên cấp cho một bản) chưa hợp lý, bởi lẽ, các TYT có đủ máy in và phô tô, việc tạo ra nhiều bản là hoàn toàn khả thi. Điểm này cho thấy sự thụ động trong công tác quản lý chất thải của các TYT xã,.

Việc phân loại, thu gom CTRYT tại các TYT bị hạn chế bởi sự thiếu trang thiết bị, dụng cụ như thùng, túi đựng chất thải; đồng thời, những dụng cụ hiện có đa số không đạt yêu cầu chất lượng theo quy định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tính riêng về số lượng, có nhiều TYT không đủ túi và thùng đựng chất thải theo nhu cầu. Việc thiếu dụng cụ đựng chất thải có thể dẫn đến phân loại nhầm lẫn, làm gia tăng gánh nặng và mức độ nguy hiểm cho các khâu tiếp theo; hoặc không đảm bảo tần suất vận chuyển, lưu giữ đúng thời gian quy định do phải chờ đến khi đầy ắp túi/ thùng thì mới thay.

Không cơ sở y tế nào có túi, thùng đựng đúng quy định. Điều này là do các CSYT hoặc được cấp sẵn các dụng cụ này, hoặc chưa tìm được nguồn cung cấp túi đựng CTRYT đạt tiêu chuẩn nên phải mua loại túi bình thường ở chợ hoặc siêu thị, không rõ chất liệu, dễ ảnh hưởng đến việc sử dụng, như gây rò rỉ chất thải, phát tán ô nhiễm, hoặc khi đốt/chôn lấp sẽ không tiêu hủy được hoàn toàn hoặc tạo ra hơi khí độc gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, việc thu gom và xử lý chất thải tái chế đang dần được quan tâm, không chỉ với ý nghĩa giảm thiểu gánh nặng cho việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà còn phần nào tạo nguồn thu cho hoạt động quản lý CTRYT của các cơ sở y tế. Việc thiếu các túi, thùng màu trắng thu gom riêng loại chất thải tại các TYT trong nghiên cứu này có thể là lý do dẫn đến việc phân loại và thu gom riêng chất thải tái chế chỉ đạt 9,4% (3 TYT). Tỷ lệ thu gom đúng thấp dẫn đến sự sai lệch ở các khâu tiếp theo, đặc biệt ở khâu xử lý, dễ bị lãng phí nguồn lực do bỏ lẫn chất thải tái chế vào chất thải cần xử lý. Đây là điểm cần lưu ý khắc phục trong công tác QLCTRYT hiện nay.

Ngược lại với thực trạng túi và thùng đựng chất thải, 100% các TYT nghiên cứu có đủ số lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng hộp đựng chất thải sắc nhọn. Qua phỏng vấn sâu và quan sát tại các TYT xã, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã cung cấp đầy đủ, thậm chí dư thừa hộp an toàn cho các TYT. Song, một số TYT chỉ được phép sử dụng hộp này cho hoạt động tiêm chủng, các bơm tiêm từ hoạt động khám chữa bệnh khác không được để vào, mặc dù thừa khá nhiều hộp an toàn. Có TYT phải đựng bằng thùng các – tông. Điểm bất cập này là một trong những lý do chính góp phần vào lỗi phân loại sai chất thải sắc nhọn với chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Thực hành sai này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế nói chung và tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn cho cán bộ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Công tác vận chuyển và lưu giữ CTRYT

Việc vận chuyển chất thải trong các TYT được thực hiện tương đối tốt khi không có chất thải bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, các TYT chưa thực hiện đúng quy định về việc vận chuyển chất thải về nơi lưu giữ hàng ngày. Về việc lưu giữ chất thải, có 26/32 TYT phát sinh chất thải hóa học nguy hại nhưng không TYT nào có nơi lưu giữ riêng cho loại chất thải này. Tương tự với chất thải tái chế.

Theo quy định, khi vận chuyển CTRYT ra ngoài để đến nơi xử lý phải có phương tiện chuyên dụng. Tuy nhiên, thực trạng khảo sát tại 32 TYT xã, khá nhiều CBYT phàn nàn vì phải luân phiên cử người chở CTRYT lên TTYT huyện bằng xe máy. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan, kéo dài thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm, gây nguy cơ phát tán ô nhiễm (vi khuẩn phát triển, mùi hôi, chuột bọ đào bới…), mà còn tốn kém về kinh tế và đặc biệt là rất nguy hiểm cho các cán bộ, đặc biệt là nữ giới. Số liệu thống kê cho thấy, 17 TYT không có phương tiện, CBYT phải luân phiên nhau vận chuyển bằng xe máy cá nhân, ngay cả khi đi họp. Một số TYT cách xa trung tâm y tế huyện, như TYT Cam Hiệp Bắc – Khánh Hòa, chất thải buộc phải lưu lại tại TYT thời gian rất lâu để chờ đến dịp công tác.. Chưa nói đến việc mất thẩm mỹ, cách thức vận chuyển này chứa đựng nhiều rủi ro, từ sự lây nhiễm khi lưu giữ lâu chất thải, đến tính an toàn trong quá trình vận chuyển.

Công tác xử lý và tiêu hủy CTRYT

Xử lý và tiêu hủy là khâu cuối cùng trong chu trình QLCTRYT, có vai trò quyết định sự ảnh hưởng trực tiếp của các loại chất thải này tới môi trường, không chỉ tại TYT mà cả khu vực dân cư xung quanh. Hiện nay, nước ta đang áp dụng rất nhiều hình thức xử lý CTRYT khác nhau, tùy từng điều kiện mỗi địa phương, cũng như khối lượng và thành phần CTRYT. Công nghệ và giải pháp có thể khác nhau nhưng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, không gây ô nhiễm. Tại Việt Nam, công nghệ lò đốt thủ công đang được nhiều trạm y tế cũng như cơ sở y tế khác áp dụng và đa số không đảm bảo tiêu chuẩn, tỏa nhiều khí thải ra môi trường, nhiệt độ không đạt, hiệu suất đốt không cao, không có khả năng triệt để xử lý yếu tố gây ô nhiễm.

Trong số 32 TYT thuộc nghiên cứu này, 19 TYT không thực hiện xử lý chất thải lây nhiễm mà chuyển cho đơn vị khác. Số còn lại có thực hiện xử lý ít nhất 1 loại chất thải. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn và không sắc nhọn chủ yếu xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò thủ công (6/8 TYT), trong đó có 4 TYT xử lý đúng. Việc xử lý chất thải hóa học nguy hại, chủ yếu là các lọ kháng sinh thuộc chương trình phòng chống lao, tiêm chủng mở rộng… vẫn còn nan giải. Chỉ có duy nhất 1 TYT đã quan tâm và làm tốt công việc này. Kết quả này gợi ý các nhà quản lý cần quan tâm triệt để hơn tới công tác xử lý chất thải rắn tại các trạm y tế; kêu gọi đầu tư, phát minh và đưa vào ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải an toàn, rẻ tiền và dễ sử dụng.

Kiến thức của các CBYT xã về QLCTRYT

Thông tin chung về CBYT

185 CBYT tham gia nghiên cứu này có hầu hết đặc điểm nhân khẩu học, chức danh chuyên môn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, thâm niên công tác: khoảng 2/3 có độ tuổi dưới 40, khoảng 3/4 là nữ, trình độ trung cấp chiếm đa số (trên 80%), khoảng gần 1/3 có thâm niên công tác dưới 5 năm, 1/3 từ 5 đến 10 năm. Cán bộ tuyến xã trẻ trung, năng động có thể là lợi thế, nhưng đồng thời cũng hạn chế kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, công tác, cần được tập huấn hướng dẫn và giám sát hỗ trợ thực hiện công tác thường xuyên.

Thực trạng CBYT được tập huấn về QLCTRYT

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế ngày 30/11/2007 và name 2015 đã cùng với Bộ tà nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Đây được coi như kim chỉ nam cho mọi nội dung, bước thực hiện quản lý chất thải, cũng như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, vật chất, phương tiện và dụng cụ phục vụ cho từng bước. Do đó, để thực hiện QLCTRYT đúng theo quy định, các CBYT cần được tập huấn thường xuyên dựa trên nội dung văn bản này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho biết, chỉ hơn nửa (52,4%) CBYT từng được tập huấn về QLCTRYT. Chính vì vậy, tỷ lệ CBYT tại 32 TYT không biết về các văn bản này khá cao: 30,3%; trong đó, có toàn bộ CBYT của TYT Tân Hiệp – Tp. Hồ Chí Minh và 5/6 người của TYT Phước Tiến – Khánh Hòa. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, 2 TYT này những năm gần đây không ai được tập huấn về quản lý chất thải y tế, mà chỉ nhận được bản hướng dẫn phát tay với nội dung tóm tắt, gửi về cho trạm.

Sự thiếu sót và hạn chế trong công tác tập huấn nêu trên có thể dẫn đến việc cán bộ quên cách thức thực hiện đúng, bởi họ phải nhớ rất nhiều nội dung chuyên môn do việc kiêm nhiệm trong phân công hoạt động. Đây có thể là tiền đề cho hành vi quản lý chất thải rắn y tế thiếu chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một cách tương đối toàn diện các nội dung kiến thức của các cán bộ y tế, từ kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế, kiến thức về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ cho đến khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng. Nhìn chung, giống với thực trạng tại nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại các cơ sở y tế tại Việt Nam nói chung, tại 32 TYT xã, phường được điều tra, kiến thức của cán bộ còn nhiều hạn chế. Cụ thể:

Kiến thức cơ bản về QLCTRYT

Kiến thức cơ bản về QLCTRYT được đánh giá qua hiểu biết của CBYT về khái niệm CTRYT, số loại CTRYT, tên của từng loại, khái niệm CTRYTNH, tên các loại CTRYTNH, quy trình các bước QLCTRYT và đối tượng có nguy cơ sức khỏe từ CTRYTNH. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ 42,7% CBYT đạt các nội dung này. Tuy nhiên, 96,8% CBYT đã nhận thức rõ rằng toàn bộ CBYT, người nhà, bệnh nhân và nhân viên lao công trong TYT đều có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi CTRYTNH. Kết quả này rất đáng ghi nhận, làm nền tảng tốt để các CBYT có ý thức cao hơn trong việc thực hiện quản lý CTRYT, phòng hộ cho bản thân và người xung quanh. Các chương trình can thiệp, đào tạo tập huấn trong tương lai có thể tận dụng điểm này để thay đổi mạnh mẽ ý thức, thái độ, từ đó thay đổi thực hành của cán bộ y tế để thực hiện quản lý chất thải rắn y tế tốt hơn.

Kiến thức về phân loại CTRYT

Kiến thức về thu gom CTRYT

Kiến thức về thu gom CTRYT được đánh giá qua các nội dung: người chịu trách nhiệm thu gom; thùng đựng CTRYT; giới hạn tối đa cho phép của thùng đựng; tần suất vệ sinh thùng; tần suất thu gom và cách xử lý khi phân loại nhầm CTRYT thông thường và CTRYT nguy hại. Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức thu gom CTRYT là 75,1%,. Trong đó, chỉ có 58,9% CBYT biết cách xử lý trường hợp phân loại nhầm chất thải lây nhiễm cao. Đây là kiến thức rất quan trọng, nhưng gần một nửa số CBYT không nắm được. Nếu áp dụng xử lý theo kiến thức hiện tại – lấy chất thải phân loại nhầm để lại vào dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm và thu gom xử lý như bình thường, việc lây nhiễm có nguy cơ cao xảy ra, đặc biệt nguy hiểm cho cán bộ thực hiện các khâu sau khâu phân loại. Đây cũng là một điểm cần được nhấn mạnh trong các chương trình tập huấn. Đồng thời, các TYT cần nghiêm túc thực hiện quy định về việc dán hướng dẫn phân loại, thu gom tại nơi đặt dụng cụ cũng như phòng làm việc để hạn chế tối đa việc phân loại nhầm, cũng như xử lý sai khi phân loại nhầm. Các bản hướng dẫn cũng cần chú ý bổ sung, bôi đậm những ghi chú quan trọng.

Kiến thức về vận chuyển, lưu giữ CTRYT

Nội dung đánh giá kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT gồm: tần suất vận chuyển (hàng ngày), yêu cầu khi vận chuyển (vận chuyển riêng CTRYT thông thường và nguy hại, có đường vận chuyển và giờ vận chuyển được quy định rõ, túi chất thải được buộc kín khi vận chuyển), thời gian tối đa lưu giữ CTRYT (không quá nửa tuần), yêu cầu khi lưu giữ (lưu giữ riêng, cách xa nhà ăn, buồng bệnh tối thiểu 10m). Tỷ lệ cán bộ y tế đạt kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT là 49,2%. Khi phân tích thực trạng vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại các TYT trong nghiên cứu, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu điểm trong hai khâu này xuất phát từ sự thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện và sự thiếu thốn này bắt nguồn từ hạn chế về mặt tài chính. Tuy nhiên, khi xem xét ở góc độ con người, với tỷ lệ khá thấp CBYT đạt kiến thức về vận chuyển và xử lý CTRYT, phải chăng chính việc nhận thức kém, dẫn đến thiếu quan tâm và góp phần dẫn đến thực hành sai các quy định. Thực trạng nhiều trạm y tế không có kế hoạch và mục chi tài chính cho hoạt động này có thể do chính các cán bộ y tế, bao gồm các lãnh đạo TYT, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc QLCTRYT.

Kiến thức về xử lý và tiêu hủy CTRYT

Kiến thức về xử lý và tiêu hủy CTRYT được đánh giá qua hai nội dung chính là xử lý ban đầu (loại chất thải cần xử lý và cách xử lý) và yêu cầu trong xử lý, tiêu hủy CTRYT.  Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức về nội dung này trong nghiên cứu là 43,8%. Thực trạng này gợi ý cho các nhà quản lý cần tập trung nâng cao kiến thức cho CBYT tại các TYT về nội dung xử lý và tiêu hủy CTRYT, để các khâu cuối cùng trong quy trình QLCTRYT này được thực hiện hợp lý, đúng quy định, giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Kiến thức chung về QLCTRYT

Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức chung về QLCTRYT trong nghiên cứu này khá cao, 67,6. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ CBYT thuộc các TYT khu vực thành thị có kiến thức đạt cao hơn tỷ lệ CBYT thuộc các TYT khu vực nông thôn, nhưng không nhiều. Có thể lý giải kết quả này bởi sự tiếp cận thông tin dễ dàng hơn ở khu vực thành thị với đầy đủ các tiện nghi, internet, phương tiện truyền thông đa dạng hơn.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga và ThS Tô Liên

Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Và Không Nên Ăn Gì? _ Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế

Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì?

Rate this post

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em nữ giới khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như:

– Chất đạm (protein) như : thịt, trứng, cá, sữa và các loại đậu đỗ,…. giúp cho tuyến vú và mô tử cung của bà bầu phát triển suốt thai kỳ đồng thời giúp phát triển các tế bào não của thai nhi.

– Chất sắt: Giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Sắt có nhiều trong gan, tim, cật, thịt, rau xanh và các loại hạt,…

– Canxi: Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, cá, tôm, cua, rau xanh và đậu đỗ…

– Acid folic (vitamin B9): Acid folic có trong các loại rau như rau muống, súp lơ xanh, cải xanh, cải bó xôi, ngũ cốc,… hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, tim, gan động vật,… giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

– Các loại vitami như vitamin D, vitamin C, vitamin A: tốt cho việc phát triển hệ xương. Các loại vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, trứng, sữa,…

Bên cạnh những thực phẩm, đồ ăn, đồ uống nên dùng thì khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:

– Thực phẩm lên men như: cà pháo, dưa chua, nem chua, măng chua,… Đây là các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, tiêu chảy và không đảm bảo dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.

– Không ăn các loại thức ăn ôi thiu, tươi sống, gỏi, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc sữa, pho mát, bơ chưa được tiệt trùng,… dễ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe và có thể gây sẩy thai, thai chết lưu.

– Không nên ăn các loại cá như cá kiếm, cá ngừ, cá mập vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao gây ảnh hưởng đến não của thai nhi.

– Khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ thì không ăn các loại quả như: táo mèo, nhãn, đào, dứa hay đu đủ xanh,.. và các loại rau như rau ngót, rau ngãi cứu, rau răm và rau sam,… những loại quả và rau này có thể gây sẩy thai, thai chết lưu.

– Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất kích thích, đồ uống chứa cafein và cocain hay nước uống có ga,….

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì các bà bầu cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu để tránh sẩy thai, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ và đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường cần tư vấn bác sỹ chuyên khoa,…

Những Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Thứ 2 _ Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế

Rate this post

Trong thời gian qua các bác sĩ Tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình – Hà Nội liên tục nhận nhiều câu hỏi có cùng chung thắc mắc với nội dung “dấu hiệu mang thai tuần thứ 2”. Mặc dù khó nhận biết nhưng nếu để ý, các mẹ có thể nhận ra những dấu hiệu mang thai sớm khi mới thụ thai ở tuần thứ 2.

Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình, số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết, mang thai ở tuần thứ hai là thời điểm thai làm tổ. Thời điểm này phôi thai (túi phôi), đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt quá trình mang thai.

Để nhận biết chính xác có mang thai hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu) tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín hoặc cũng có thể tự kiểm tra bằng que thử thai. Thời điểm thử thai tốt nhất là khi mới thức dậy buổi sáng bởi lúc này nồng độ HCG (Human chorionic gonadotropin – Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai) sẽ ở mức cao nhất.

– Cảm giác như bị chuột rút, “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu, đau vùng bụng dưới, đau lưng. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, khó chịu,…

– Buồn nôn hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Rất nhạy cảm với mùi, mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn và không muốn ăn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí những mùi hương nhẹ… cũng có thể làm cho bạn cảm thấy muốn nôn. Có một số trường hợp lại thèm ăn.

– Chị em cảm thấy ngực bị cương lên, đầy và tròn hơn và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn, nhũ hoa sậm màu hơn bình thường.

– Luôn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.

– Máu báo thai, một số trường hợp chị em có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.

– Ngoài những dấu hiệu trên thì những biểu hiện như: chậm kinh, hoặc không thấy kinh xuất hiện, cơ thể mệt mỏi hay thay đổi tâm trạng, dễ nóng tính hơn, mẫn cảm hơn, nói chung tâm trang thất thường,…

Khi nghi ngờ dấu hiệu có thai như đã nói ở trên, chị em có thể trực tiếp đến Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai phụ, siêu âm, xác định chính xác bạn thực sự đã có thai hay chưa và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là cơ sở y tế chuyên khoa lâu năm của Nhà nước, đến nay với hơn 50 năm phát triển Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản tin cậy không chỉ của nhân dân thủ đô mà cả bệnh nhân ở các tỉnh lân cận. Nhận được sự tin tưởng đó là do Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế có đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa chuyên môn giỏi từng làm việc tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám, hướng dẫn cho chị em khi mang thai tuần thứ 2. Đặc biệt, nhân viên y tế phục vụ chu đáo, tận tình nên chị em có thể yên tâm, chi phí hợp lý,…

Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế được đầu tư trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, máy siêu âm 4D giúp việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả. Dịch vụ y tế nhanh, thuận tiện, môi trường y tế thân thiện, chuyên nghiệp, chị em có thể chủ động đến thăm khám bệnh tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghĩ lễ, từ 8h-20h. Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế luôn sẵn sàng phục vụ mọi người.

Nếu chị em muốn được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế hãy gọi điện theo số: (024) 38 25 55 99 – 083 66 33 399 hoặc chị em hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] các bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc về dấu hiệu mang thai tuần thứ 2, hay các vấn đề phụ khoa khác một cách cụ thể cho chị em.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!