Xu Hướng 9/2023 # Việt Nam Chuẩn Bị Đón Trẻ Ra Đời Từ Mang Thai Hộ # Top 16 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Việt Nam Chuẩn Bị Đón Trẻ Ra Đời Từ Mang Thai Hộ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Việt Nam Chuẩn Bị Đón Trẻ Ra Đời Từ Mang Thai Hộ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau một năm triển khai Nghị định, nhiều khó khăn và bất cập cũng xảy ra trong quá trình thực hiện như Luật chỉ cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn chưa có con chung mới được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng có con chung nhưng bị tật nguyền, tàn tật trong quá trình sinh nở trước thì lại không được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Bên cạnh đó, để được phép thực hiện phương pháp mang thai hộ, các cặp vợ chồng phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm rất nhiều giấy tờ, chứng nhận để bảo đảm thủ tục về mặt pháp lý. Sau đó, Hội đồng chuyên môn và hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ kiểm tra để xác định cặp vợ chồng hiếm muộn có đúng chỉ định được thực hiện kỹ thuật này hay không. Tiếp đó, họ sẽ được tư vấn những điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.

GS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tính đến cuối năm 2023, cả nước đã thu nhận được gần 100 hồ sơ xin được cho phép mang thai hộ. Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Hà Nội) đã duyệt 60 hồ sơ, trong đó đã thực hiện 46 ca; tại Trung tâm hiếm muộn BV Từ Dũ (TP HCM) cũng đã có 33 hồ sơ từ các cặp vợ chồng hiếm muộn và đủ điều kiện mang thai hộ và đã thực hiện 19 ca.

Tại BV Phụ sản Trung ương tỷ lệ thành công sau khi thực hiện kỹ thuật này đã đạt được 50%. Dự kiến trong tháng 1, sẽ có trường hợp trẻ đầu tiên sẽ chào đời bằng kỹ thuật này tại BV Phụ sản Trung ương.

Theo GS Nguyễn Viết Tiến, có nhiều trường hợp trong khi sinh nở vì thủ thuật sản khoa mà con họ bị liệt, hay có phụ nữ mang thai không may mắn bị tai biến bắt buộc cắt tử cung để cứu sống người mẹ, trong khi noãn của vợ bình thường, tinh trùng của cha bình thường thì nếu vợ chồng được sinh thêm một đứa con nữa sẽ nhân đạo hơn. Bào thai mang hộ là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng của vợ chồng được mang trong tử cung của một người khác nhờ vào kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Đứa bé sinh ra mang gen di truyền của bố mẹ chứ không phải của người mang thai hộ.

Trước những lo lắng về việc Luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng ranh giới giữa nhân đạo và thương mại rất mong manh, GS Tiến phân tích: Cho phép mang thai hộ là quy định rất nhân văn nhưng không phải trường hợp nào cũng thực hiện được kỹ thuật này. Nói cách khác chỉ có những trường hợp tinh trùng của chồng, noãn của vợ bình thường, nhưng người vợ không thể mang thai mới chỉ định biện pháp mang thai hộ.

Khả năng mang thai hộ vì mục đích thương mại rất khó. Các quy định của luật cũng hết sức chặt chẽ. Thỏa thuận mang thai hộ phải có thông tin đầy đủ, cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, lập thành văn bản có công chứng, có xác nhận của cơ sở y tế thực hiện và không được ủy quyền cho bên thứ ba.

Hơn nữa, hầu hết trường hợp mang thai hộ đều kết thúc bằng việc mổ lấy thai để an toàn nhất. Về mặt sức khỏe, một người không mổ lấy thai quá 2 lần, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó điều kiện đối với người mang thai hộ là phải đã có con. Bản thân người nhờ mang thai cũng không dám nhờ một người đã sinh mổ quá nhiều lần vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con. Cũng vì thế bước đầu mới có 3 BV được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: Phụ sản Trung ương, Trung ương Huế và Từ Dũ.

Theo Đại Đoàn Kết

Em Bé Việt Nam Đầu Tiên Ra Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ

Đúng 7h26 sau 10 phút tiến hành ca mổ, GS Nguyễn Viết Tiến bế bé gái nặng 3,6 kg trao cho bố mẹ cháu bé.

Em bé Việt Nam đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ Đúng 7h26 sau 10 phút tiến hành ca mổ, GS Nguyễn Viết Tiến bế bé gái nặng 3,6 kg trao cho bố mẹ cháu bé.

Sáng nay, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia là người trực tiếp tiến hành ca mổ sinh cho trường hợp mang thai hộ (MTH) đầu tiên tại Việt Nam.

Vợ chồng chị H. từ sáng sớm đã có mặt tại bệnh viện để chuẩn bị chào đón đứa con được sinh bằng phương pháp đặc biệt này.

Chị chia sẻ, những khiếm khuyết bẩm sinh về hệ sinh sản khiến chị không thể mang thai. Suốt 16 năm trời chạy chữa không thành công nên sau khi luật về MTH được thông qua, tháng 3/2023, anh chị đã làm thủ tục đăng ký.

Người mang thai hộ cho chị chính là người cô, năm nay đã 46 tuổi. Đây là người duy nhất có đủ điều kiện giúp chị thực hiện ý nguyện. Đón con gái từ tay thứ trưởng Tiến, vợ chồng chị H không kìm nén được cảm xúc. Chị nói trong nước mắt nghẹn ngào: “Tôi thực sự hạnh phúc. Cháu bé rất đẹp. Chúng tôi sẽ đặt tên con gái là Đinh Quỳnh Anh”.

Sau khi bé chào đời, người cô mang thai hộ sẽ giúp vợ chồng chị nuôi con bằng sữa mẹ trong 1 tháng. Sau đó em bé sẽ được nuôi bằng sữa công thức.

Giáo sư Tiến cho hay, mang thai hộ là hình thức nhờ lấy trứng của mẹ và tinh trùng của bố để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi vào tử cung cho người phụ nữ tự nguyện mang thai. Phôi được chuyển vào hoàn toàn không mang yếu tố di truyền của người được MTH. Chỉ khi người này ốm yếu thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chứ không ảnh hưởng gì đến di truyền của đứa trẻ.

Việc thực hiện kỹ thuật này hoàn toàn khác với tiến trình xin noãn, xin phôi, xin tinh trùng. Những cặp vợ chồng phải nhờ đến kỹ thuật MTH vì bản thân người phụ nữ không có tử cung (bệnh lý bẩm sinh) nhưng vẫn có buồng trứng hoặc có tử cung bất thường. Trường hợp như vậy kỹ thuật lấy noãn cũng khó khăn hơn nhiều. Thậm chí có trường hợp phải thực hiện kỹ thuật lấy qua đường thành bụng, nếu không có kinh nghiệm không thể lấy được.

Chia sẻ thêm về trường hợp đầu tiên tại Việt Nam, GS Tiến cho hay, người mẹ không có tử cung nên không bao giờ có thể mang thai song buồng trứng cũng như tinh trùng của chồng vẫn bình thường nên các bác sĩ đã thực hiện MTH.

Số hồ sơ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện tại là hơn 60 ca, cả nước (tại cả 3 trung tâm) là hơn 100 ca. Những nơi như Úc, mỗi năm chỉ thực hiện khoảng 20 ca, tức Việt Nam gấp tới 4 lần.

Bản thân ông đã thuyết phục rất nhiều các cặp vợ chồng chỉ khi các bác sĩ không thể tìm được cách, mới tiến hành MTH, không tùy ý thực hiện.

Trước đây, thụ tinh ống nghiệm đã cứu cánh, khi không thành công mới thực hiện biện pháp MTH. Về chi phí, thứ trưởng Tiến cho hay tương đương thụ tinh ống nghiệm, trung bình 60 triệu đồng mỗi ca.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, các cặp vợ chồng có quyền nhờ người MTH khi có đủ các điều kiện: Có xác nhận của đơn vị y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh ống nghiệm; vợ chồng không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Người được nhờ MTH phải có các điều kiện: là người thân thích cùng hàng của bên vợ (hoặc bên chồng) nhờ MTH; từng sinh con và chỉ được MTH một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế về khả năng MTH; nếu người MTH đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

12 loại giấy tờ cần có để thực hiện kỹ thuật MTH:

1. Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật MTH theo mẫu.

2. Bản cam kết tự nguyện MTH vì mục đích nhân đạo theo mẫu.

3. Bản cam đoan của người đồng ý MTH là chưa MTH lần nào.

4. Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.

5. Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

6. Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người MTH về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.

8. Bản xác nhận của chồng người MTH (trường hợp người phụ nữ MTH có chồng) về việc đồng ý cho MTH.

9. Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.

10. Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.

11. Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

12. Bản thỏa thuận về MTH vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ MTH và bên MTH theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.

Cặp Sinh Đôi Ra Đời Nhờ Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam

Cặp anh em sinh đôi vừa chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2,1kg và 1,9kg tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) trong sự vui mừng của người nhà. Đây là ca mang thai hộ thành công đầu tiên ở miền Nam và là cặp song sinh nhờ mang thai hộ đầu tiên ở Việt Nam.

Sáng 18.3, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hai bé trai chào đời vào ngày 16.3. Mặc dù sinh non, chào đời ở tuần thai thứ 35, nhưng hai bé đều có sức khỏe tốt, khóc to, tự thở. Đây là một trong những thành tựu của TPHCM cả về góc độ y khoa lẫn xã hội.

Theo bác sĩ Hải, cha mẹ ruột của 2 em bé ngụ ở Khánh Hòa. Cả hai vợ chồng còn rất trẻ. Người mang thai là chị N.T.M (34 tuổi) cũng ngụ ở tỉnh Khánh Hòa, là chị họ của cha em bé. Chị đã có chồng và sinh được 2 con. Vì thương em nên chị tự nguyện mang thai hộ giúp em mình.

Bác sĩ Vũ Minh Ngọc, Phó trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hai vợ chồng nhờ mang thai hộ đã cưới nhau nhiều năm mà không có con. Đi khám, người vợ phát hiện bị dị tật bẩm sinh không có tử cung, bất sản một phần trên âm đạo, không có kinh nguyệt. Hai buồng trứng thì vẫn phát triển bình thường.

Hai vợ chồng đã chạy chữa suốt 5 năm trời mà vẫn không có kết quả, họ đứng trước nguy cơ phải ly hôn. Vào năm 2023, khi nghe tin pháp luật đã cho phép mang thai hộ, hai vợ chồng đã vô cùng vui mừng, đến Bệnh viện Từ Dũ để nộp hồ sơ xin mang thai hộ. Tuy nhiên, thời gian này, luật mang thai hộ vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể bằng thông tư của Bộ Y tế. Trong thời gian chờ đợi, Bệnh viện Từ Dũ đã quyết định để hai vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm trước.

Bệnh viện đã chọc hút 6 trứng của người vợ mang thụ tinh với tinh trùng của người chồng. Cả 6 trứng đều thụ tinh tốt và trở thành 6 phôi, được bảo quản kỹ lưỡng. Sau đó, khi thủ tục pháp lý đã hoàn thiện, các bác sĩ mới tiến hành chuyển 3 phôi vào tử cung người mang thai hộ (người chị họ). Sau 4 tuần, kết quả siêu âm cho thấy người mang thai hộ mang song thai. Sản phụ được theo dõi tình hình sức khỏe rất sát sao. Đến tuần thai thứ 29, các bác sĩ đã tiến hành hỗ trợ phổi cho thai nhi. Đến tuần thứ 35, sản phụ vỡ ối và được mổ lấy thai thành công. Hai bé trai chào đời khỏe mạnh và được chuyển qua chăm sóc đặc biệt ở Khoa hồi sức sơ sinh. Hiện tại, sức khỏe hai bé khá tốt và có thể sẽ được bàn giao cho gia đình trong ngày hôm nay 18.3.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, mang thai hộ là một vấn đề khá nhạy cảm. Ở thế giới đã có không ít cuộc tranh chấp, kiện tụng đòi quyền nuôi con giữa người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Rút kinh nghiệm từ các nước, ở ca mang thai hộ đầu tiên này, các bác sĩ khoa Hiếm muộn đã làm công tác tư tưởng, tư vấn tâm lý cho cả cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ lẫn người chị họ. Do vậy, hiện tại, khi 2 em bé chào đời, tâm lý của gia đình rất tốt. Theo nguyên tắc, bệnh viện sẽ bàn giao 2 em bé cho người mang thai hộ có sự chứng kiến của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Bệnh viện sẽ tư vấn tiếp để việc giao con cho người nhờ mang thai hộ được thuận lợi, trọn tình trọn nghĩa, tránh làm tổn thương người mẹ đã mang nặng đẻ đau.

Tại Bệnh viện Từ Dũ, chị N.T.M (34 tuổi) – người mang thai hộ cho biết, chị rất vui và hạnh phúc vì hai con chào đời khỏe mạnh: “Nhà tôi và nhà 2 em ở sát vách nhau nên tôi cũng yên tâm. Sau này, 2 đứa nhỏ chạy qua chạy lại với tôi cũng vui”.

Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng cho biết “hạnh phúc không có lời nào diễn tả”. Theo kế hoạch, vợ chồng anh chị sẽ coi chị họ – người mang thai hộ như mẹ nuôi của các con mình.

Bác sĩ Minh Ngọc cho biết, từ tháng 1.2023, Bệnh viện Từ Dũ đã nhận 33 hồ sơ xin mang thai hộ, trong đó 20 trường hợp đã được duyệt. Hiện tại, khoa Hiếm muộn của bệnh viện đã chuyển phôi cho 11 người mẹ với 13 lượt. Có 6 ca đã có thai. Đầu năm 2023, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội cũng đã chào đón bé gái đầu tiên ở Việt Nam ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ.

Cháu Bé Đầu Tiên Ở Việt Nam Ra Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ

Sáng 22/1, bé gái Đinh Quỳnh Anh chào đời khỏe mạnh nặng 3,6 kg tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, là đứa trẻ đầu tiên được mang thai hộ ở Việt Nam.

Bé rất kháu khỉnh đáng yêu, cất tiếng khóc thật to chào đời. Thứ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến đã đích thân mổ đưa bé ra khỏi bụng sản phụ ở tuần thai thứ 38.

Bế đứa con sau hơn chục năm mong chờ, chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nam) không giấu được sự hạnh phúc. Chị Hà nói: “Vợ chồng tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi, giây phút con chào đời tôi như vỡ òa, chẳng biết nói thế nào để diễn tả cảm xúc của tôi bây giờ, thực sự hạnh phúc đến nghẹn ngào…”.

Bé Đinh Quỳnh Anh chào đời sáng 22/1 ngủ ngoan trong vòng tay mẹ. Ảnh: Lê Nga.

Vợ chồng chị Hà lấy nhau đã được 18 năm. Sau 3 năm không có con, anh chị đi khám hiếm muộn thì phát hiện vợ bị tử cung nhỏ bẩm sinh không thể có con. Vợ chồng cố gắng chạy chữa hơn chục năm nay mà vẫn không có kết quả.

Nhiều lần chị Hà đề nghị chồng kiếm con bên ngoài nhưng anh một mực không đồng ý. Vì thế ngay khi luật cho phép mang thai hộ, vợ chồng đã đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương nộp hồ sơ và được duyệt. Mang thai hộ cho vợ chồng chị Hà là người cô họ, 46 tuổi, bắt đầu thụ thai từ tháng 3/2023.

Chị Hà có bất thường về tử cung không thể tự mình mang thai, nhưng buồng trứng hay chức năng sinh lý khác đều bình thường. Bác sĩ đã tiến hành lấy noãn của chị và tinh trùng của chồng sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ. Chi phí cho một ca mang thai hộ không khác gì so với kinh phí thụ tinh trong ống nghiệm.

Họp báo ngay sau giờ phút hạnh phúc đón đứa bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Tiến chia sẻ: “Chứng kiến em bé chào đời, chúng ta khẳng định được rằng Luật Hôn nhân và Gia đình đã được sửa đổi, trong đó điều khoản về mang thai hộ đã đi vào cuộc sống với kết quả rất tốt”.

Ông Tiến nói thêm, những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn vì lý do người vợ không mang thai được trong khi vợ có noãn, chồng có tinh trùng, thì có thể nhờ mang thai hộ và vẫn còn cơ hội làm cha làm mẹ. Nếu không có phương pháp mang thai hộ, nhiều cặp vợ chồng chỉ còn cách xin con nuôi.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết cho biết: “Để chúc mừng ca mang thai hộ đầu tiên thành công này, bệnh viện sẽ miễn toàn bộ viện phí cho gia đình. Bé được chăm sóc bình thường như những đứa trẻ khác”.

Sau hơn một năm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2023), hơn 60 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng 100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. 3 tháng tới sẽ có gần 30 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Thứ trưởng Tiến cho rằng đây là quy định mang tính nhân đạo, nhằm tạo điều kiện cho các gia đình hiếm muộn có con. Các trường hợp mang thai hộ thực hiện phần lớn là phụ nữ không có tử cung, sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân. Người mang thai hộ hay người nhờ mang thai hộ đều chỉ được phép thực hiện một lần.

Hiện cả nước có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.

Theo VnExpress

Bé Gái Đầu Tiên Ở Việt Nam Ra Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ

Sáng nay (22/1), tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia là người trực tiếp tiến hành ca mổ sinh cho trường hợp mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam.

Đúng 7h sáng, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến đã tiến hành mổ cho sản phụ đầu tiên mang thai hộ. Cháu bé ra đời nặng 3,6 kg và khóc rất to. Bế bé từ phòng mổ ra, cả bác sĩ và bố mẹ cháu bé đều vô cùng xúc động.

Bố cháu bé là Đinh Duy H. (trú tại Ninh Bình) nghẹn ngào cho biết, sau bao năm chờ đợi đến hôm nay anh chị đã được đón đứa con của mình. Vợ anh khóc nhiều vì hạnh phúc.

Suốt thời gian chờ đợi con, anh chị thấp thỏm không yên. Mỗi lần đi kiểm tra định kỳ, vợ chồng anh đều đi theo. Người mang thai hộ 46 tuổi nhưng đến giờ phút này mọi thứ hoàn toàn ổn định. Cháu bé sẽ được đặt tên là Đinh Hào Quỳnh Anh.

“Người vợ trong trường hợp này bị nhi hóa tử cung nên không thể mang thai mà bắt buộc phải thực hiện mang thai hộ. Thành công của việc mang thai hộ ở Việt Nam sẽ được đánh dấu trong bản đồ các nước có y học phát triển”, ông Tiến cho hay.

Bế đứa con vừa chào đời trên tay, anh H. rưng rưng kể, năm 2003 vợ anh được mổ nội soi ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhưng bác sĩ cũng cho biết chỉ khi nào Việt Nam có luật cho phép mang thai hộ thì anh chị mới có cơ hội có con của mình. Trong thời gian đó, anh chị hi vọng vô cùng. Khi ti vi thông báo luật cho phép mang thai hộ được triển khai, ngay ngày hôm sau anh chị đã lên bệnh viện. Trong quá trình làm thủ tục, anh chị đã được các bác sĩ của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện giúp đỡ rất nhiều.

Theo anh H., người mang thai hộ sẽ giúp vợ chồng anh chăm sóc bé thêm 1 tháng nữa. Kinh phí cho trường hợp này bằng chi phí như thụ tinh trong ống nghiệm thông thường nhưng do dùng lượng thuốc cao hơn nên chi phí cao hơn. Theo giáo sư Tiến, trung bình mỗi ca như thế sẽ hết khoảng 60 triệu đồng.

Ông Tiến cho biết thêm, số hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện tại là hơn 60 ca, cả nước (tại cả 3 trung tâm) là hơn 100 ca. Những nơi như Úc, mỗi năm chỉ thực hiện khoảng 20 ca, tức Việt Nam gấp tới 4 lần.

Bản thân ông đã thuyết phục rất nhiều các cặp vợ chồng chỉ khi các bác sĩ không thể tìm được cách, mới tiến hành mang thai hộ, không tùy ý thực hiện.

Cặp Song Sinh Nhờ Mang Thai Hộ Đầu Tiên Việt Nam Chào Đời Tại Bv Từ Dũ

(CAO) Hai bé trai đã chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi Đây cũng là cặp song sinh nhờ mang thai hộ đầu tiên Việt Nam.

Ngày 18-3, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trường phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi cho biết, hai bé chào đời hôm 16-3 khi vừa tròn 35 tuần tuổi, một bé nặng 2,15kg, bé còn lại cân 1,9kg, cả hai đều khỏe mạnh, khóc to, thở tốt trong sự vui mừng của các y bác sĩ và người nhà.

Cặp song sinh nhờ mang thai hộ đầu tiên Việt Nam chào đời

Người mang thai hộ 34 tuổi, là chị họ của người mẹ năm nay 29 tuổi.

Theo hồ sơ bệnh án, người mẹ bị dị tật bẩm sinh không có tử cung, bất sản một phần trên âm đạo; đến tuổi dậy thì, bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng không có kinh nguyệt. Kết quả siêu âm cho thấy hai buồng trứng phát triển bình thường.

Năm 2023, khi pháp luật cho phép mang thai hộ, vợ chồng chị này đã đến Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi nộp hồ sơ.

Sau khi xem xét các yếu tố pháp lý, hồ sơ được duyệt, các bác sĩ đã tiến hành chuyển phôi vào tử cung người mẹ và sau 4 tuần kết quả siêu âm cho thấy người mang thai hộ mang song thai.

Do mang đa thai, có nguy cơ sinh non nên từ tuần thai 29 thai phụ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Đến tuần thứ 35, sản phụ vỡ ối và được mổ cấp cứu thành công.

Hai đứa trẻ chào đời khỏe mạnh

Ths BS Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ cho biết: Từ tháng 1-2023, Bệnh viện Từ Dũ đã nhận 33 hồ sơ xin được mang thai hộ, trong đó 20 trường hợp đã được duyệt. Đến nay đã có 17 trường hợp đang điề trị, trong đó đã có 6 trường hợp có thai.

Hồi cuối tháng 1 vừa qua, bé Đinh Quỳnh Anh ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, trở thành em bé đầu tiên ở Việt Nam chào đời nhờ phương pháp mang thai hộ.

Ngô Đồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Chuẩn Bị Đón Trẻ Ra Đời Từ Mang Thai Hộ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!