Bạn đang xem bài viết Webtretho: Cách Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả An Toàn Nhất được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm kiếm bài viết Webtretho: Vi Khuẩn, A Xít, Vệ SinhGiai đoạn yếu đuối nhất của người phụ nữ đó là khi mang thai. Vì đây là thời điểm nội tiết tố thay đổi khiến các mẹ dễ bị mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu…Cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả sau 30 phút an toàn cho thai nhi sẽ được bật mí qua bài viết này.1, Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị sâu răngĐể tìm hiểu cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả, ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu là đối tượng dễ mắc sâu răng nhất:+ Do nội tiết tố thay đổi khi mang thai dẫn đến tình trạng căng thẳng thần kinh, việc hấp thụ dinh dưỡng kém đi khiến men răng không còn tốt+ Đề kháng giảm sút, dễ mắc và bị lây các bệnh lý răng miệng.+ Phụ nữ hay ăn nhiều hơn khi mang thai dẫn đến lượng thức ăn quá lớn và nước bọt tiết ra không đủ để trung hòa acid làm sinh sôi nhiều vi khuẩn hơn+ Vệ sinh không khoa học2. Cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả triệt để theo từng thời kỳ- 3 tháng thời kỳ đầu:Khi này cơ thể người phụ nữ bắt đầu thích nghi với những biến đổi bên trong, rất yếu ớt trước tác động vi khuẩn bên ngoài. Người mẹ có thể tiến hành một số cách chữa sâu răng từ tự nhiên, an toàn tại nhà như sau:+ Súc miệng bằng nước muối ấm giúp khử trùng và giảm đau răng hiệu quả+ Lấy cả thân, lá và rễ lá lốt sắc lấy nước đặc và ngậm. Dùng trong khoảng 3- 4 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau răng rất tốt.+ Dùng vài tép tỏi giã nát cùng với vài hạt muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp này vào chỗ răng sâu trong khoảng 10 phút cơn đau răng sẽ giảm đi rõ rệt và nếu kiên trì thực hiện, sâu răng cũng sẽ biến mất.
Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị sâu răng– Thời kì 4 – 6 tháng:Đây là thời kì thích hợp cho việc hàn răng để điều trị sâu răng triệt để. Nha sỹ sẽ tiến hành xử lý xoang sâu và hàn trám vật liêu lên mô răng cũ để ngăn ngừa vi khuẩn tái xâm lấn vùng răng hư hại. Đồng thời giúp bảo tồn các vùng răng lân cận, tránh bệnh lý lan rộng. Giá hàn răng rất hợp lý chỉ dao động từ 100.000 – 4.000.000 VNĐ.– 3 tháng cuối thai kì:Lúc này, thai đã khá lớn việc di chuyển không được thuận tiện và người mẹ cũng rất mệt mỏi. Do đó, có thể tiến hành hàn trám tạm thời. Sau thời gian kiêng cữ, có thể tiến hành trám vĩnh viễn hoặc bọc sứ tùy từng mức độ sâu răng.Tình trạng đau nhức răng khi mang thai gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không điều trị sớm có thể có nguy cơ sinh non, thiếu tháng, con không đủ cân, bị men răng yếu do lây truyền từ mẹ. Để tránh hoàn toàn tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sỹ nha khoa để thăm khám và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.Mọi thắc mắc về cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả , hãy liên hệ ngay hotline 1900.6900 để nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ nha khoa.
Tin tức được tổng hợp từ báo Webtretho
Cách Chữa Răng Sâu An Toàn Cho Bà Bầu
Cách Chữa Răng Sâu An Toàn Cho Bà Bầu
Sâu răng khi đang mang thai không những gây cho mẹ bầu đau nhức răng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bà bầu không thể tùy tiện điều trị răng sâu trong thời gian mang thai. Vì thế phụ nữ mang thai cần có cách chữa răng an toàn, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị sâu răng trong thời gian mang thai, như: cơ thể thay đổi các nội tiết tố, chế độ ăn uống của thai phụ, nhiều bà bầu ngại đánh răng vì sợ nôn ói… Từ đó những cơn đau răng khiến mẹ bầu không thể ăn uống bình thường dẫn đến tình trạng không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần có cách chữa răng an toàn, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé
Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng còn có thể lan rộng ra vùng xung quanh hoặc tiến triển thành bệnh lý viêm tủy răng, áp xe răng… Những bệnh lý nguy hiểm này không những ảnh hưởng tới răng miệng mà còn làm hại đến toàn cơ thể và thai nhi.
Do đó, khi phát hiện răng sâu trong thời kì mang thai, các mẹ bầu nên sớm đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy.
Cách chữa sâu răng cho bà bầu an toànTheo các chuyên gia nha khoa, nếu bị sâu răng khi đang mang thai, các mẹ bầu nên sớm áp dụng phương pháp trám răng không sử dụng thuốc tê. Đây là cách chữa sâu răng cho bà bầu hiệu quả và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thai phụ nên chú ý đến thời gian phù hợp để trám răng.
Thời gian mẹ bầu có thể thực hiện trám răng là khi thai nhi được 4 – 6 tháng tuổi. Bởi trong khoảng 3 tháng đầu là thời điểm thai nhi đang phát triển các cơ quan, lúc này thai còn yếu nên tránh những tác động mạnh. Còn khoảng thời gian 3 tháng cuối thì thai đã phát triển đầy đủ và to nên việc đi lại của mẹ bầu cũng nên hạn chế. Hơn nữa, nếu mẹ bầu nằm trên ghế nha khoa quá lâu sẽ gây chóng mặt, đau nhức…
Trám răng là cách chữa sâu răng an toàn và hiệu quả cho bà bầuTrám răng sẽ là phương pháp điều trị vượt trội hơn cả để khắc phục sâu răng cho bà bầu. Để thực hiện trám răng an toàn, nhanh chóng, không biến chứng thì nên lựa chọn nha khoa uy tín và các công nghệ trám răng an toàn.
Nếu giai đoạn đang mang thai không phù hợp để thực hiện trám răng thì các thai phụ hãy tham khảo những cách chữa sâu răng từ những nguyên liệu tự nhiên. Đây là những cách chữa sâu răng an toàn không gây biến chứng, giúp bạn giảm đau nhanh chóng giảm thiểu sâu răng rất tốt. Song sau khi sinh con và hồi phục sức khỏe, bạn mới đến nha khoa để khám và điều trị trám răng.
Cách chữa sâu răng bằng muốiKhông chỉ giúp khử trùng, nước muối ấm còn giúp giảm đau răng hiệu quả trong trường hợp răng sâu gây ra những cơn đau nhức cho bà bầu. Đây là cách chữa khá đơn giản, dễ thực hiện và bà bầu có thể áp dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình.
Sau khi chải răng sạch, hãy súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm trong khoảng 30 giây. Nước muối sẽ giúp sát trùng răng miệng, giảm đau họng, diệt khuẩn và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Các mẹ bầu không nên sử dụng nước muối quá nhạt hoặc quá mặn. Sau khi súc miệng nước muối phải súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như những mảng bám đã bong ra khi súc miệng với nước muối.
Cách chữa sâu răng bằng tỏiKhông chỉ là một gia vị thông dụng trong nấu ăn, tỏi còn được coi là một vị thuốc diệt sâu răng hiệu quả. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm và có khả năng giảm đau khá hiệu quả.
Tỏi có tính diệt khuẩn, kháng viêm và có khả năng giảm đau khá hiệu quả
Bà bầu hãy giã nát vài tép tỏi cùng với vài hạt muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp này vào chỗ răng sâu trong khoảng 10 phút. Cơn đau răng sẽ giảm đi rõ rệt và nếu kiên trì thực hiện, trong một vài trường hợp sâu răng cũng sẽ biến mất.
Cách trị sâu răng bằng lá lốtCó lẽ khá nhiều người ngạc nhiên với cách chữa sâu răng cho bà bầu bằng lá lốt. Tuy nhiên đây là phương pháp được nhiều người áp dụng thành công.
Lá lốt ức chế sự phát triển của răng sâu và giảm cơn đau nhức hiệu quả
Đặc tính của lá lốt là có vị cay, mùi thơm và có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, trong thân cây và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, rễ cây chứa benzylacetat đều là những chất kháng khuẩn rất tốt.
Bạn có thể lấy cả thân, lá và rễ sắc lấy nước đặc và ngậm. Dùng trong khoảng 3-4 ngày sẽ ức chế sự phát triển của răng sâu và giảm cơn đau nhức hiệu quả.
Cách chữa sâu răng bằng gừngGừng có tính chất kháng khuẩn, có thể chữa lành các vết thương nhỏ, viêm sưng và các bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng.
Gừng tươi có thể chữa răng sâu rất tốt
Các mẹ bầu có thể giã nát gừng và bôi vào chỗ sâu răng vài lần/ngày. Hoặc cũng có thể trực tiếp cho 1 lát gừng vào chỗ răng sâu, cắn dập nát và nhai trong khoảng vài phút.
Với những bà bầu không chịu được vị cay của gừng tươi, có thể áp dụng cách uống trà gừng, bằng cách thái mỏng nhiều lát gừng rồi cho vào một chiếc cốc. Sau đó đổ nước sôi và ngâm trong khoảng 20 phút. Trà gừng tự pha sẽ dễ uống hơn rất nhiều mà vẫn có thể điều trị sâu răng hiệu quả.
Hầu hết các cách chữa sâu răng cho bà bầu từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có thể giúp giảm đau, kháng viêm trong một thời gian nhất định, không thể chữa dứt điểm sâu răng, cũng như ngăn chặn hoàn toàn ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và khả năng ăn nhai của mẹ bầu.
Chính vì thế, khi phụ nữ có thai gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phương pháp điều trị.
Cách Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Nhất
Tác giả bài viết: PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Các dạng ho phổ biếnHo là một triệu chứng mà bệnh nhân đến khám và phàn nàn với thầy thuốc. Thông thường 85% số bệnh nhân này cố gắng chịu đựng hoặc tự điều trị ở nhà mà không đỡ ho nên bệnh nhân mới đến gặp thầy thuốc trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược do ho kéo dài gây mất ngủ, tâm trạng lo lắng ảnh hưởng tới thai nhi.
Ho là một phản xạ vùng họng, hạ họng, thanh quản khi có những kích thích tác động vào khu vực này làm cho thanh quản co thắt lại tạo ra tiếng ho, kích thích này có thể là dịch từ xoang xuống, từ dạ dày trào lên, là hơi lạ trong không khí hít phải, là những loại thức ăn đồ uống mà cơ thể người bệnh không phù hợp.
Ho cũng là một phản xạ bảo vệ đường thở khi có những kích thích dạng hơi hoặc dạng dịch, dạng rắn… tác động vào vùng họng – thanh quản.
Ho cũng là phản xạ bảo vệ của cơ thể, vậy ho là phản xạ có lợi để bảo vệ phổi.Chính vì thế người ta tìm nguyên nhân ho để chữa mà không phải cắt cơn ho trừ những trường hợp ho thành từng cơn ảnh hưởng tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của người bệnh, ảnh hưởng tới thai nhi như ho cơn làm xuất hiện những cơn co bóp tử cung, nhất là gây sảy thai ở 3 tháng đầu.
Ho biểu hiện dạng cơn hay từng cái một, ho khan hoặc ho có đờm, đờm vàng hoặc xanh. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho kèm theo khó thở.
Ho có thể xuất hiện do rất nhiều bệnh như ho do viêm mũi xoang, ho do viêm họng (viêm họng, nấm họng), viêm thanh quản, ho do các bệnh lý của phổi, ho do bệnh dạ dày thực quản trào ngược, ho do ung thư thanh quản…
Các cách trị ho cho bà bầuDựa vào các triệu chứng phối hợp cùng với ho và đặc điểm của ho mà người thầy thuốc tìm ra nguyên nhân để có cách trị ho hiệu quả.
Khi bị ho do viêm họng:– Thường sử dụng kháng sinh (nếu viêm do vi khuẩn), loại kháng sinh hay được sử dụng là nhóm bêta lactam gồm các penicillin, cephalosporin… Đây là loại kháng sinh diệt vi khuẩn. Các thuốc nhóm bêta lactam không ảnh hưởng đến thai nhi.
– Thuốc giảm kích ứng tại họng – không có codein, chống dị ứng (ho do dị ứng).– Thuốc làm trung hòa pH vùng họng với các thuốc có tính kiềm nhẹ natribicarbonate, nước muối loãng…
Khi bị ho do viêm mũi xoang:– Thường thuốc toàn thân sử dụng kháng sinh chữa viêm mũi xoang, tại chỗ sử dụng thuốc co mạch, steroid xịt mũi…
Ho do trào ngược: – Sử dụng thuốc kháng H2, chống trào ngượcBà bầu thường hay nghĩ là vì mình có bầu nên không dùng thuốc và cố gắng chịu đựng cho đến khi không chịu đựng được nữa mới đi khám nên lúc đến với người thầy thuốc người bệnh thường ở trong tình trạng nặng, thường là đã biến chứng xuống phế quản, phổi.
Lúc này việc sử dụng thuốc là bắt buộc, không những thế người bệnh phải dùng thuốc nặng, nhiều loại phối hợp với nhau. chiếm đại đa số các bà bầu ho nặng khi đến khám tai mũi họng là viêm mũi xoang biến chứng xuống phế quản.
Phụ nữ có bầu bị ho cần làm gì?Khi có bầu nếu có biểu hiện ho nên chị em nên đi khám ngay. Giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ, thường chỉ viêm kích ứng và có thể chỉ dùng các thuốc Đông y như kha tử, cát cánh, bạc hà dạng siro… hoặc ở giai đoạn này có thể sử dụng thuốc ngậm như lysopaine, dorithrocine, thuốc nhỏ mũi, thuốc chống viêm thông thường là đã có thể làm cho bệnh thuyên giảm.
Các phương pháp dân gian có thể được sử dụng trị ho cho phụ nữ có bầu Ngậm ô mai có muối hoặc gừngLàm dịu họng và giảm ho. Theo Đông y, ô mai có tác dụng sinh tân, chỉ khát (tăng tiết nước bọt) nên chống khô họng, làm dịu niêm mạc họng. Ngoài ra, ô mai cũng là vị thuốc giảm ho “Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho”.
Sử dụng mật ongGiúp làm giảm đồng thời nhiều triệu chứng khó chịu ở họng: như giúp giảm viêm họng do có hoạt tính kháng sinh tự nhiên; lại giúp dịu họng nhanh chóng nhờ vị ngọt khá đậm đặc. Mật ong cũng giúp giảm ho hữu hiệu. Mật ong giúp mau lành các tổn thương ở niêm mạc họng do kích thích tái tạo tế bào mới (nhờ tác dụng của albumin và acid panthotenic có trong thành phần của mật ong).
Viên ngậm thảo dượcĐược bào chế từ ô mai, mật ong và nhiều thảo dược như xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, sa sâm, cát cánh, bán hạ, gừng tươi, tinh dầu bạc hà… vừa bổ phế, vừa trừ ho hiệu quả, dịu họng, giảm ngứa rát họng. Viên được bào chế đặc biệt, chứa tối đa hàm lượng cao dược liệu trong mỗi viên.
trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì kể cả các bài thuốc dân gian cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo chúng tôi Phạm Thị Bích Đào – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Khám phá)(https://eva.vn/ba-bau/cach-tri-ho-cho-ba-bau-an-toan-hieu-qua-nhat-c85a373442.html)
Sâu Răng Khi Đang Mang Thai Do Đâu & Cách Chữa Trị An Toàn
Thưa bác sĩ! Em đang mang thai mà đợt gần đây có hai chiếc răng hàm sâu bỗng nhiên gây đau nhức rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, bị sâu răng khi đang mang thai nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào hiệu quả ạ, em cảm ơn bác sĩ! (Minh Hạnh – Sơn La).
Chào bạn Minh Hạnh !
Bị sâu răng khi đang mang thai là bệnh lý răng miệng khá phổ mà các bà bầu dễ mắc phải. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Nội tiết tố, hooc mon thay đổi sự tăng trưởng phát triển quá mức hoocmon Estrogen và Progestorome khiến lợi và nướu bị ảnh hưởng.
+ Cơ thể thiếu hụt canxi, gluco tạo nên cảm giác thèm ngọt, việc tiêu thụ thức ăn nhiều đường, carbohydrate dẫn đến sự hình thành mảng bám, axit gây phá hủy men răng gây sâu răng
+ Hiện tượng nghén, nôn, chóng no chóng đói, ăn nhiều bữa trong ngày nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
+ Việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn bình thường trong thời kì mang thai. Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện vi khuẩn trong mảng bám phát triển khiến bà bầu bị sâu răng
2. Khắc phục dứt điểm sâu răng khi đang mang thaiSâu răng khi đang mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, lỗ sâu răng sẽ phát triển lớn hơn theo thời gian gây ảnh hưởng cả những răng bên cạnh. Chính vì thế cần áp dụng dụng ngay những cách chữa sâu răng đảm bảo an toàn và hiệu quả
Điều trị sâu răng khi đang mang thai như thế nào? để đưa ra đáp án chính xác, phương pháp điều trị thích hợp khi bị sâu răng khi đang mang thai bạn phải đến cơ sở nha khoa thăm khám.
➤ Phụ nữ mang thai bị sâu răng mức độ nhẹ
Nếu bị sâu răng khi đang mang thai ở ở tháng thứ 4 -7 có thể khắc phục bằng hàn trám. Tuy nhiên, phương pháp này khuyến cáo nên thận trọng và không áp dụng cho thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu khi các cơ quan của trẻ được hình thành và phát triển.
Nếu đau răng sâu nghiêm trọng ảnh hưởng tủy thì phải điều trị nội nha lấy tủy. Kỹ thuật này sẽ được cân nhắc kỹ ngay cả trong chu kỳ giữa của thai nhi bởi những tác động tới răng miệng có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai.
➤ Nhổ răng
Đối với người bình thường thì việc nhổ răng vẫn có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu không thăm khám cụ thể, riêng đối với trường hợp sâu răng khi đang mang thai cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc giảm đau răng hay kháng sinh một cách tùy tiện khi không có chỉ định của nha sỹ để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài ra bà bầu bị sâu răng cũng cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt giữ cho răng và nướu chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Chải răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và kết hợp nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Nếu bị nôn nghén, sau khi nôn hãy súc miệng với nước muối pha loãng.
Cách Điều Trị Viêm Nướu Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả
Viêm nướu răng hay còn được gọi là viêm lợi chính là một căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi chứ không chỉ riêng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra những những ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi. Chính vì thế, cần phải phát hiện và có phương pháp trị viêm nướu răng cho bà bầu là điều rất cần thiết.
Viêm nướu răng hay còn được gọi là viêm lợi chính là một căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi chứ không chỉ riêng đối với phụ nữ mang thai
Vì sao bà bầu rất dễ bị viêm nướu răng?Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ bị thay đổi về nồng độ hormone khiến cho nguy cơ mắc phải những bệnh về răng lợi cao hơn so với bình thường. Ngay cả khi phụ nữ mang thai có thể kiểm soát tốt được mảng bám ở trên răng vẫn sẽ có tới 50-70% trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm nướu.
Khi nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên sẽ làm cho phần mô lợi của người mẹ nhạy cảm hơn đối với những loại vi khuẩn gây bệnh như: Treponema denticola, Acinobaccillus actinomycetemcomitant, Bacteroides forsythus, P.gingivalis. Những loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nha, viêm lợi trong các mảng bám răng và mô lợi.
Với sự suy giảm hệ miễn dịch trong quá trình mang thai, các loại vi khuẩn này sẽ dễ dàng tấn công vùng lợi của người mẹ. Nếu như không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời thì các vi khuẩn này sẽ càng dễ dàng tấn công vào lợi của người mẹ. Chính vì thế, hãy chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Viêm nướu răng có thể gây ra hậu quả gì?Hậu quả đối với người mẹ
Nếu như bị viêm nướu nặng thì các túi lợi quanh răng sẽ xuất hiện và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cùng với những thức ăn thừa. Do đó, lợi sẽ dần bị nhiễm trùng ngày càng nặng hơn. Các túi lợi này sẽ phát triển cùng với sự phát triển của thai nhi khiến cho lợi bị tụt, răng bị lung lay và có thể sẽ bị mất răng nếu như không được điều trị kịp thời.
Hậu quả đối với thai nhi
Viêm nướu răng trong quá trình mang thai cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền sản giật, làm tăng nguy cơ bị sinh non và trẻ sẽ bị nhẹ cân khi sinh.
Hậu quả sau thời kỳ mang thai
Khi bị viêm lợi, người mẹ sẽ phải tiếp xúc cùng với những chất gây viêm trong máu do vi khuẩn gây bệnh ở miệng là tăng nguy cơ về những bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, đột quỵ. Trẻ em khi sinh ra cũng sẽ có thể mắc phải những bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Khi bị viêm lợi, người mẹ sẽ phải tiếp xúc cùng với những chất gây viêm trong máu do vi khuẩn gây bệnh ở miệng
Phương pháp trị viêm nướu răng cho bà bầuViêm nướu răng chính là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Tuy đây là một căn bệnh rất đơn giản nhưng có thể sẽ tái phát lại rất nhiều lần, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Chính vì thế, ngay khi thấy nướu răng bắt đầu chuyển từ màu hồng sang đỏ hoặc bị sưng lên thì hãy tới những phòng khám nha khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất từ những bác sĩ chuyên khoa.
Nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng hàng ngày.
Mật ong: Tính tiệt trùng và kháng khuẩn ở mật ong rất cao. Chính vì thế, ngậm mật ong hàng ngày có thể tiêu diệt được vi khuẩn ở trong khoang miệng.
Túi trà: Trong túi trà có chứa axit tannic, đây là một chất chống viêm rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà vào nước sôi hãy để ra ngoài cho nguội bớt rồi ngậm vào trong miệng khoảng 5 phút để làm sạch những vi khuẩn gây hại ở lợi.
Khám răng định kỳ 3 tháng 1 lần giữa thai kỳ.
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và cần phải đánh răng đúng cách
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Hãy bổ sung ít nhất 1200ng canxi mỗi ngày.
Cách Chữa Đau Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và An Toàn
Đối với hầu hết các cô gái, mang thai là một trách nhiệm thiêng liêng và tuyệt vời. Tuy nhiên, hành trình mang thai lại mang đến cho người phụ nữ vô vàn khó khăn, thử thách. Trong đó, đau răng được xem là thách thức kinh điển nhất.
Vì sao mang thai có thể dẫn đến cơn đau răng? Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Bạn đã biết chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả chưa? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.
Liệu mang thai có thể gây đau răng?Theo các chuyên gia, mang thai thực sự có khả năng dẫn đến một số vấn đề liên quan đến răng và nướu. Thông thường, chúng chủ yếu phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng như như cầu canxi của thai nhi. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể tránh xa bất kỳ vấn đề nha khoa nào nếu như bạn:
Hấp thụ canxi đầy đủ cho cả bạn và bé.
Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
Đến gặp nha sĩ đúng định kỳ.
Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến nướu phát sinh trong giai đoạn thai kỳ và mẹ bầu sinh non. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc các bệnh nha chu mãn tính, có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn biết cách chữa đau răng cho bà bầu hoặc chăm sóc mẹ bầu đúng phương pháp trong giai đoạn này, tỷ lệ rủi ro sinh non có thể giảm đáng kể.
Bà bầu bị đau răng: nguyên nhân do đâu?Đối với trường hợp bà bầu bị đau răng, một số yếu tố dưới đây có khả năng là nguyên nhân thường thấy, bao gồm:
1. Đau răng do ôm nghénThực tế, ốm nghén có thể là một trong những lý do khiến bạn gặp rắc rối với cơn đau răng trong giai đoạn mang thai. Khi axit dạ dày trào đến khoang miệng, nó có nguy cơ khiến tình trạng sâu răng phát triển, từ đó dẫn đến đau răng.
2. Rối loạn hormoneSự rối loạn nội tiết tố ( hormone) trong cơ thể khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị viêm nướu hơn bình thường, từ đó tạo tiền đề cho các vấn đề về răng và nướu khác nhau phát sinh.
3. Chế độ ăn uống hàng ngàyKhi đang mang thai, bạn sẽ cần thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như tăng lượng sữa hấp thụ trong mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nhiều sữa hoặc dùng nhiều sản phẩm chứa đường có nguy cơ gây tăng khả năng một số vấn đề về răng miệng phát sinh.
4. Thiếu hụt canxiVào thời điểm này, nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên đáng kể so với trước đó. Điều này có thể giải thích bởi không chỉ cơ thể bạn, ngay cả thai nhi cũng cần loại khoáng chất này để phát triển.
Do đó, nếu bạn không hấp thụ đủ lượng canxi thiết yếu trong thai kỳ, cơ thể sẽ tự động “bào mòn” lượng canxi có sẵn để lấp vào. Khu vực dễ bị tác động nhất là răng. Lúc này, cơn đau răng sẽ phát sinh.
5. Tăng sự nhạy cảmMang thai có thể làm cho nướu và răng của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Đồng thời, điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề liên quan đến răng miệng khi bạn:
Đánh răng không đúng cách
Không đánh răng thường xuyên
Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp
Cách chữa đau răng cho bà bầu: làm sao để an toàn?Vì lo sợ thai nhi bị ảnh hưởng, một số mẹ bầu sẽ muốn trì hoãn việc điều trị nha khoa cho đến khi sinh con an toàn. Tuy nhiên, cũng có không ít phụ nữ mang thai muốn nhanh chóng chữa đau răng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ xảy ra.
Thực tế, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên điều trị các vấn đề răng miệng càng sớm càng tốt. Họ đã có sẵn những cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả, chẳng hạn như:
1. Chụp X-quang nha khoaĐôi khi nha sĩ sẽ cần dùng đến tia X nhằm xác định mức độ thương tổn ở răng. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cho rằng việc chụp X-quang có nguy cơ gây tác dụng phụ đối với thai nhi.
Thực tế, nếu chụp X-quang không cần thiết cho việc điều trị, bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn thực hiện quá trình này. Trong tình huống bắt buộc, nếu lo sợ bé bị ảnh hưởng, bạn có thể sử dụng tấm chắn làm bằng chì để bảo vệ thai nhi khỏi tác động xấu từ tia X.
2. Dùng thuốc giảm đau răngMột số loại thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như paracetamol, có khả năng hoạt động như một cách chữa đau răng cho bà bầu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ ( American Pregnancy Association) khuyến nghị tất cả mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Điều này có thể giải thích do một số loại thuốc giảm đau răng có nguy cơ kéo theo rủi ro dị tật bẩm sinh cũng như một số biến chứng cho thai nhi khi bạn đang mang thai.
Ngoài ra, trong hầu hết trường hợp, ibuprofen và aspirin không được đánh giá an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu chỉ được phép sử dụng các loại thuốc này dưới sự chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
3. Áp dụng các mẹo chữa đau răng đơn giảnMang thai sẽ khiến bạn phải thận trọng hơn về sức khỏe của bản thân. Đồng thời, khi nói đến việc xử lý các vấn đề về răng miệng, trước tiên bạn sẽ muốn thử một số biện pháp trị đau răng tại nhà. Các chuyên gia đã chọn lọc và đưa ra vài cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà an toàn, bao gồm:
Súc miệng với nước ấmĐể duy trì sức khỏe răng miệng, mọi người (bao gồm cả mẹ bầu) nên tập một số thói quen như:
Thường xuyên đánh răng hai lần mỗi ngày
Súc miệng với nước ấm
Sử dụng chỉ nha khoa
Đặc biệt, theo các chuyên gia, đối với tình huống răng quá nhạy cảm để vệ sinh răng theo cách thông thường, mẹ bầu có thể dùng biện pháp thay thế là súc miệng với nước ấm. Nước ấm không chỉ giúp bạn xoa dịu cơn đau răng mà còn loại bỏ phần lớn mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt trong các kẽ răng.
Để tăng thêm tính sát khuẩn, bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê muối vào nước ấm trước khi súc miệng.
Sát trùngMột số loại thuốc sát trùng không kê đơn có thể làm tê nướu, từ đó tạm thời thuyên giảm cơn đau ở khu vực này. Benzocaine có thể được thoa trực tiếp lên chiếc răng đau hoặc phần nướu bị ảnh hưởng .
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, nhằm tìm hiểu xem việc sử dụng thuốc này có an toàn cho bạn và thai nhi không.
Mặt khác, một giải pháp sát trùng tự nhiên được ưa chuộng hơn là tinh dầu đinh hương cũng có tác dụng chữa đau răng tức thời.
Chườm ấm hoặc chườm lạnhMột cách chữa đau răng cho bà bầu phổ biến khác là sử dụng nhiệt. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm lạnh áp lên khu vực đau nhức có thể xoa dịu sự khó chịu này.
Tìm hiểu thêm: Ê buốt răng là gì? Cách điều trị khi bị ê buốt răng
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?Tuy đã nắm rõ cách chữa đau răng cho bà bầu, nhưng phần lớn phụ nữ mang thai đều muốn ngăn chặn tình huống này trước khi nó phát sinh.
Để phòng ngừa cơn đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên lưu ý các vấn đề như:
1. Bổ sung canxi và vitamin D
Phô mai
Ngũ cốc
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Một số loại hải sản như cua, cá…
Trong giai đoạn thai kỳ, không chỉ bạn mà cả đứa trẻ đang phát triển từng ngày trong bụng bạn cũng cần canxi để hình thành xương và răng. Do đó, bạn đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé, chẳng hạn như:
Ngoài việc chú trọng tăng cường canxi, mẹ bầu còn cần lưu ý đến vitamin D. Sự thiếu hụt loại vitamin này có khả năng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những nhóm thực phẩm như sau:
2. Một số lưu ý khi đánh răng
Đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng.
Sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé.
Nếu việc đánh răng khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy cố gắng vượt qua bằng cách hướng sự tập trung của bản thân đến việc khác, thay vì ngưng đánh răng.
Khi đang mang thai, bạn sẽ cần lưu ý một số điều trong quá trình đánh răng để giảm thiểu nguy cơ phát sinh của bất kỳ vấn đề răng miệng nào, bao gồm:
3. Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai
Đi khám răng thường xuyên để có thể biết cách chăm sóc mọi vấn đề nha khoa.
Đánh răng hai lần mỗi ngày.
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm để xỉa.
Nếu bạn có dự tính mang thai, bên cạnh các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể khác, bạn cũng sẽ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia có một số lời khuyên cho bạn về vấn đề chăm sóc răng miệng trước khi mang thai, gồm:
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bác sĩ luôn khuyến khích phụ nữ trước khi mang thai nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp vấn đề sức khỏe phát sinh, bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc để đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.
Nguồn tham khảo:
Remedies for a Toothache While Pregnant. https://www.livestrong.com/article/120525-remedies-toothache-pregnant/.
Tooth Pain during Pregnancy – Causes and Remedies. https://parenting.firstcry.com/articles/tooth-pain-during-pregnancy-causes-and-remedies/.
How to Relieve Tooth Pain When Pregnant. https://www.livestrong.com/article/260659-how-to-relieve-tooth-pain-when-pregnant/.
Cập nhật thông tin chi tiết về Webtretho: Cách Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả An Toàn Nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!