Bạn đang xem bài viết Xác Định Cha Mẹ Cho Con Khi Mang Thai Hộ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo là việc lấy tinh trùng và noãn của một cặp vợ chồng ra khỏi cơ thể, cho tinh trùng và noãn thụ tinh để tạo phôi, nuôi cấy phôi và cho đưa phôi vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai. Nhờ đó, kỹ thuật mang thai hộ chính danh mới có thể được thực hiện.
Vậy việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 : ” Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”.
Quy định của pháp luật hoàn toàn phù hợp với khoa học cũng như thỏa thuận của các bên trong việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Khi đó quan hệ cha mẹ và con của người mang thai hộ sẽ chấm dứt.
2. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ cho conKhi con sinh ra bằng phương pháp nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định cha mẹ cho con được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thấm quyền cụ thể:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xác định cha mẹ cho con giúp giải quyết triệt để các vấn đề có thể phát sinh trong mối quan hệ mang thai hộ.
3. Dịch vụ tư vấn về mang thai hộ của Luật Tiền Phong
Tư vấn điều kiện nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Tư vấn điều kiện của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Tư vấn lập thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Quý khách hàng quan tâm đến vấn đề mang thai hộ hoặc còn băn khoăn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Tiền Phong hoặc để được trợ giúp.
Trân trọng./
CommentsXác Định Cha Mẹ Con Trong Trường Hợp Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày một cao, đặt ra một vấn đề lớn trong xã hội. Trước đây, một số cặp vợ chồng có thể sẽ tìm người đẻ thuê hoặc nhận con nuôi. Tuy nhiên, với khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại đã giúp các cặp vợ chồng không thể sinh con vẫn có được đứa con mang huyết thống của cả hai người, đó chính là trường hợp mang thai hộ.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và phi thương mại. Vậy mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì và vấn đề xác định cha mẹ – con trong trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo Luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Về vấn đề xác định cha mẹ cho con: Chúng ta có thể thấy, xét về mặt khoa học, thì mang thai hộ là việc lấy noãn của người vợ, và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó mới cấy vào trong tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai mà sinh con. Do đó, con sinh ra là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ bởi đó là noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng đó, đã được thụ tinh, rồi mới cấy vào tử cung của người khác, vì người mẹ không có khả năng mang thai hoặc nhiều lý do khác. Con sinh ra sẽ có đặc điểm, hình dạng cũng như các yếu tố sinh học giống với bố, mẹ (người nhờ mang thai), người mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ đó. Đó là về mặt sinh học, còn về mặt Pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về việc xác định cha, mẹ khi mang thai hộ như sau:
“Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”
Do đó, Pháp luật cũng đã thừa nhận con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ là con chung của vợ, chồng nhờ mang thai hộ, không phải con của người mang thai hộ. Theo đó, vợ chồng người nhờ mang thai hộ là cha, mẹ của con được sinh ra dù họ không trực tiếp sinh ra đứa trẻ, đồng thời cũng có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ – con như trong quy định chung của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà SUDICO – CT1, Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, Đường Vũ Quỳnh, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Xác Định Quan Hệ Cha Mẹ, Con Khi Có Sự Vi Phạm Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Và Việc Xử Lý Hậu Quả
Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt: Bài viết phân tích những khía cạnh pháp lý trong việc xác định quan hệ cha mẹ, con khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ và việc xử lý hậu quả.
Từ khóa:xác định quan hệ cha mẹ, con;mang thai hộ, vi phạm pháp luật về mang thai hộ,
Abstract: This article provides analysis of the legal aspects of determination of parent-child relationship once there is a violation of the law on serviced pregnancy and settlement of consequences.
Keywords: determination of parent-child relationship; serviced pregnancy; violation of the law on serviced pregnancy.
1. Khái quát về mang thai hộ và các trường hợp vi phạm pháp luật về mang thai hộ
” Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”[1].
Mang thai hộ là một trong những trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản[2] – kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, xuất phát từ những khác biệt nhất định về chủ thể mang thai và mục đích của việc mang thai, sinh con mà cần có sự phân biệt giữa mang thai hộ với các trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đơn thuần khác. Thông thường, người phụ nữ độc thân hoặc người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh trực tiếp mang thai và sinh con thông qua các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nói một cách cụ thể hơn, biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được áp dụng trực tiếp trên cơ thể người phụ nữ được xác định là mẹ. Trong khi đó, đối với mang thai hộ, biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện trên cơ sở trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng vô sinh. Tuy vậy, người phụ nữ trong cặp vợ chồng vô sinh không tự mình mang thai và sinh con. Những điều này được thực hiện bởi người phụ nữ tình nguyện mang thai hộ. Chính vì vậy, mục đích của việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông thường hướng đến việc người phụ nữ trực tiếp mang thai, sinh con sẽ được xác định là mẹ. Trong khi đó, với biện pháp mang thai hộ, người phụ nữ mang thai và sinh con hoàn toàn ý thức được việc mình không được xác định tư cách làm mẹ khi đứa trẻ ra đời. Sự “hỗ trợ sinh sản” nhắc đến ở đây được nhìn nhận dưới hai phương diện: sự hỗ trợ của khoa học và sự hỗ trợ của người phụ nữ tình nguyện mang thai và sinh con.
Pháp luật hiện hành đã đặt ra hai điều kiện cần phải đáp ứng khi áp dụng biện pháp mang thai hộ. Thứ nhất, về chủ thể, mang thai hộ chỉ được áp dụng đối với cặp vợ chồng vô sinh[3], dù đã áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vẫn không thể có con. Đồng thời, vợ chồng phải đang không có con chung. Mang thai hộ được xem là biện pháp cuối cùng – và cũng là hi vọng cuối cùng, để vợ chồng có con với những đặc tính sinh học của mình. Về phía người được nhờ mang thai hộ, họ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ[4]. Người mang thai hộ phải là người đã từng sinh con[5] và chỉ được mang thai hộ một lần. Người phụ nữ mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp[6], có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Cũng như vợ chồng người nhờ mang thai hộ, người phụ nữ mang thai hộ cần được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý[7]. Thứ hai, về mục đích, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện với mục đích nhân đạo. Quy định về mang thai hộ thể hiện ý nghĩa nhân văn khi giúp thực hiện nguyện vọng chính đáng của cặp vợ chồng không có khả năng tự mình sinh con. Quan hệ mang thai hộ vì vậy mang lại sự giúp đỡ và hỗ trợ đặc biệt đối với cặp vợ chồng vô sinh mà không nhằm bất cứ mục đích kinh tế hoặc sự vụ lợi nào.
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: vi phạm pháp luật về mang thai hộ là những trường hợp không đáp ứng điều kiện về chủ thể hoặc mục đích mang thai hộ hoặc những trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ về mang thai hộ do pháp luật quy định.
Trước hết, vi phạm pháp luật về mang thai hộ có thể là trường hợp một bên (hoặc các bên tham gia) không được nhờ mang thai hộ hoặc là người không được tiến hành mang thai hộ. Chẳng hạn như: người nhờ mang thai hộ không phải là cặp vợ chồng vô sinh, hoặc họ là cặp vợ chồng vô sinh tại thời điểm nhờ mang thai hộ nhưng trước đó đã có con chung, hoặc hai người vẫn có khả năng áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác để có con. Về phía người phụ nữ mang thai hộ, vi phạm có thể xảy ra nếu người này không phải là người thân thích cùng hàng hoặc chưa từng mang thai và sinh con, hoặc đã từng mang thai hộ trước đó, hoặc người phụ nữ mang thai hộ đang tồn tại quan hệ hôn nhân nhưng không có sự đồng ý của người chồng.
Tiếp đến, trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể hơn, pháp luật nghiêm cấm việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác[8].
2. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luật về mang thai hộ
Cuối cùng, vi phạm pháp luật về mang thai hộ còn là trường hợp chủ thể tham gia mối quan hệ có sự vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định tại Điều 97 và 98 Luật HNGĐ năm 2014. Đây có thể là trường hợp một bên từ chối nhận hoặc giao con khi trẻ được sinh ra hoặc bên nhờ mang thai hộ không hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản… Đối với những trường hợp như vậy, pháp luật luôn đặt ra chế tài buộc các chủ thể phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu có[9].
Thông thường, việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con gặp khó khăn khi có sự vi phạm pháp luật về chủ thể hoặc mục đích mang thai hộ. Đây là trường hợp pháp luật không cho phép xác lập quan hệ mang thai hộ. Tuy vậy, trên thực tế, mối quan hệ này vẫn diễn ra. Việc xác định quan hệ cha mẹ con phức tạp khi không thể áp dụng nguyên tắc mà pháp luật đã định sẵn. Đồng thời, cũng không có quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Đối với trường hợp vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, các điều kiện xác lập quan hệ mang thai hộ vẫn được đáp ứng. Vì vậy, các nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ, con mà pháp luật đặt ra vẫn được áp dụng như một cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo[10] chỉ được áp dụng khi các bên tuân thủ quy định mà pháp luật đặt ra. Theo đó, con sinh ra là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ (Điều 94 Luật HNGĐ)[11]. Khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ thì việc xác định quan hệ cha mẹ, con không thể áp dụng theo Điều 94 vì quy định này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp tuân thủ đầy đủ các điều kiện về mang thai hộ. Đồng thời, pháp luật HNGĐ không đặt ra quy định cụ thể nhằm xác định cha mẹ cho con trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật mang thai hộ. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữ mang thai và sinh con không bằng cách thức tự nhiên, mà hoàn toàn dựa trên kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm) nên cần áp dụng quy định của Điều 93 – Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điềunày cũng có nghĩa rằng: nếu người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con thì người này sẽ được xác định là mẹ (cho dù con sinh ra không mang huyết thống của người này). Tuy vậy, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu người mang thai hộ là người đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu việc mang thai hộ vi phạm một trong các điều kiện mà pháp luật đưa ra, nhưng trước đó, chồng của người mang thai hộ đã hoàn toàn đồng ý về điều này, thì việc xác định trẻ được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng mang thai hộ là phù hợp với quy định của Điều 93 (dẫn chiếu đến Điều 88 Luật HNGĐ). Ngược lại, nếu chồng của người phụ nữ mang thai hộ không đồng ý với quyết định mang thai và sinh con của vợ mình thì việc xác định đây là con chung của vợ chồng lại là điều không hợp lý. Vấn đề này xuất phát từ sự thiếu sót trong quy định của Điều 93 – khi không quy định cụ thể về sự đồng thuận giữa vợ, chồng trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ, nhiều khía cạnh được xem xét và cân nhắc để xác định mối quan hệ cha mẹ con. Trước hết, vì quan hệ xác lập dựa trên thoả thuận mang thai hộ nên ý chí của các chủ thể tại thời điểm thoả thuận là yếu tố cần được xem xét. Ý định ban đầu của các bên là một cơ sở để hình thành nên mối quan hệ cha mẹ, con[12]. Tại thời điểm ký kết thoả thuận, các bên đã thống nhất về việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con hình thành trong tương lai. Người phụ nữ mang thai hộ hoàn toàn chấp nhận mang thai, sinh con mà không yêu cầu sự tồn tại mối quan hệ mẹ con. Cùng với đó, cặp vợ chồng vô sinh chấp nhận trách nhiệm phát sinh với đứa trẻ không do mình trực tiếp sinh ra. Khi xác lập thoả thuận, các chủ thể đều đã dự liệu và chấp nhận những hệ quả mà quan hệ mang thai hộ mang lại. Chính vì vậy, khi tranh chấp phát sinh, một bên không thể chỉ đơn thuần viện dẫn sai phạm (mà chính mình cũng đồng ý thực hiện và tham gia trên thực tế) để làm cho thoả thuận vô hiệu và phủ nhận toàn bộ ý chí đã tồn tại ban đầu. Cũng vì lẽ đó, cho dù thoả thuận không phát sinh hiệu lực nhưng ý chí của các bên (về việc thiết lập quan hệ cha mẹ, con) được thể hiện qua nội dung thoả thuận cũng nên được cân nhắc và xem xét trên cơ sở dung hoà với lợi ích của trẻ.
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ cũng chính là người hiến trứng để thụ tinh trong ống nghiệm (mẹ về mặt sinh học của trẻ) cũng tạo nên sự phức tạp trong việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con. Có quan điểm cho rằng, không nên đơn thuần căn cứ vào việc trẻ được sinh ra theo những đặc điểm di truyền của ai để xác định quan hệ cha mẹ. Vì điều này là “trái với tinh thần của việc hiến tặng”[13]. Thật vậy, bản thân việc hiến trứng hoặc tinh trùng để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha mẹ, con. Hơn thế nữa, trong quan hệ mang thai hộ, người phụ nữ mang thai hộ hoàn toàn ý thức việc sử dụng trứng và mang thai của mình không hướng đến việc xác lập quan hệ mẹ – con với trẻ. Bản chất của việc hiến tặng là không nhằm thu được hoặc đạt được bất cứ lợi ích nào. Vì vậy, đây không nên là cơ sở để xác lập quan hệ mẹ – con giữa người phụ nữ mang thai hộ và trẻ được sinh ra khi có tranh chấp.
Việc xác định cha mẹ – con nên được chia làm hai trường hợp: một là, cả bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai đều mong muốn trở thành cha, mẹ của trẻ được sinh ra. Lúc này nên xác định bên mang thai hộ có tư cách cha, mẹ, bởi điều này là phù hợp với quy định của Điều 93 Luật HNGĐ. Việc mang thai và sinh con được xem là kết quả đơn thuần của việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – thụ tinh trong ống nghiệm. Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP cho phép vợ chồng nhận “phôi” được tạo nên từ trứng hoặc tinh trùng của người khác. Tuy nhiên, cách thức suy luận như vậy cũng không hẳn phù hợp với điều kiện về chủ thể áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – người phụ nữ hoặc cặp vợ chồng vô sinh. Mặc dù vậy, điều này buộc bên nhờ mang thai hộ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước những rủi ro mà một thoả thuận trái pháp luật có thể mang lại.
3. Xác định quan hệ cha mẹ, con khi người nhờ mang thai hộ từ chối nhận con
Hai là, nếu bên mang thai hộ không mong muốn hình thành quan hệ cha, mẹ – con với trẻ được sinh ra, trong khi bên nhờ mang thai hộ mong muốn được công nhận quan hệ cha, mẹ – con thì án lệ trong tương lai nên giải quyết theo hướng công nhận cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Tất nhiên, điều này được thực hiện trên cơ sở: bảo vệ quyền lợi của trẻ và tôn trọng nguyện vọng của các bên. Cũng cần lưu ý rằng, trường hợp thứ hai vẫn chứa đựng những rủi ro đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Bởi vì, người mang thai hộ có thể thay đổi quyết định so với thời điểm thoả thuận – họ có thể có mong muốn nuôi dưỡng trẻ, và như thế, chúng ta lại áp dụng nguyên tắc đầu tiên (Điều 93 Luật HNGĐ).
Tóm lại, xác định quan hệ cha mẹ, con khi có sự vi phạm điều kiện mang thai hộ không đơn giản. Dù minh thị hay ngầm định, pháp luật nhiều nước cũng đặt ra vấn đề áp dụng các nguyên tắc chung để xác định cha mẹ, con (mà không áp dụng các nguyên tắc điều chỉnh thoả thuận mang thai). Tuy nhiên, điều này không phải bao giờ cũng được áp dụng một cách triệt để. Việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con suy cho cùng cần có sự phù hợp với nguyện vọng của một (hoặc các bên chủ thể), vì đây là điều cần thiết để quyền và nghĩa vụ cha mẹ, con hình thành sau đó được thực hiện tốt. Hơn thế nữa, quyền lợi của trẻ cũng là một yếu tố không thể bỏ qua trong trường hợp này. Chính vì lẽ đó, giải quyết hậu quả vi phạm pháp luật mang thai hộ, không chỉ là kết quả của việc áp dụng các nguyên tắc một cách đơn thuần, mà còn là sự xem xét cẩn trọng quyền lợi của các chủ thể trên thực tế.
4. Đăng ký khai sinh và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Dưới góc độ thoả thuận mang thai hộ vì mục đích thương mại, việc yêu cầu chỉ nhận lại một đứa trẻ lành lặn khiến chúng ta phải suy ngẫm về vấn đề đạo đức khi nhiều chủ thể xem thoả thuận mang thai như một hợp đồng dịch vụ đơn thuần, và trẻ được sinh ra với những yêu cầu và tiêu chuẩn nhất định được trao đổi như một món hàng đặc biệt. Điều đáng lo ngại hơn cả là nếu người nhờ mang thai hộ và người phụ nữ mang thai hộ đều không có mong muốn nuôi dưỡng trẻ có khiếm khuyết thì ai sẽ là người có trách nhiệm này? Hơn nữa, dù pháp luật ở một số quốc gia công nhận mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng bản chất của mối quan hệ vẫn là sự hỗ trợ sinh sản đối với một số chủ thể nhất định. Khi xác lập mối quan hệ này, người nhờ mang thai phải chấp nhận những rủi ro đi kèm. Đây cũng là rủi ro có thể xảy ra đối với bất cứ trường hợp sinh con nào – kể cả sinh sản tự nhiên, mà những người mong muốn trở thành cha, mẹ đều phải chấp nhận.
Dưới góc độ thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, sự nhìn nhận cũng nhiều khác biệt. Lúc này, quan hệ được thiết lập hoàn toàn mang ý nghĩa hỗ trợ chủ thể nhờ mang thai hộ mà không nhằm đạt được bất cứ lợi ích nào. Vì không có sự ràng buộc về mặt lợi ích nên người nhờ mang thai hộ càng không thể đặt ra yêu cầu của mình đối với người con được mang thai hộ. Việc từ chối nhận con vì lý do thể chất của trẻ hoàn toàn đi ngược lại với tính chất “nhân đạo” của mối quan hệ. Pháp luật HNGĐ đề cập một cách chung nhất rằng: “bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con”[15]. Quy định này cần được áp dụng ngay cả trong trường hợp trẻ mắc những khuyết tật, dị tật bẩm sinh.
Khi nhu cầu sinh con bằng phương pháp mang thai hộ ngày càng tăng cao và ngày càng có nhiều tổ chức môi giới phát triển (nhất là tại những quốc gia hợp pháp hoá việc mang thai hộ) thì “du lịch sinh sản”[16] ngày càng trở nên phổ biến. Trong nhiều trường hợp, cặp vợ chồng vô sinh di chuyển đến những quốc gia cho phép mang thai hộ để có thể đạt được mong muốn có con. Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận mang thai hộ[17]. Kể từ đó trở đi, ngày càng có nhiều quốc gia công nhận và phát triển dịch vụ đặc biệt này. Trong khi những người nước ngoài giàu có đến Hoa Kỳ để nhờ mang thai hộ, thì rất nhiều người Hoa Kỳ (và các nơi khác) di chuyển đến những quốc gia đang phát triển để tìm kiếm người mang thai hộ, nhằm tiết kiệm chi phí[18]. Việc ra nước ngoài để nhờ mang thai hộ xuất phát từ một số nguyên nhân: quốc gia của người nhờ mang thai hộ cư trú không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại; quốc gia cư trú không có điều kiện hỗ trợ sinh sản tốt (về y tế, cơ sở vật chất, về pháp lý) hoặc giá dịch vụ trong nước cao hơn rất nhiều so với những nơi khác. Điều này đã làm nảy sinh vấn đề: khi pháp luật trong nước cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, liệu rằng người con sinh ra ở nước ngoài theo cách thức này, có được quốc gia cư trú của cha mẹ thừa nhận?
Ở Việt Nam, pháp luật về hộ tịch[19] đã quy định việc đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam và các trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh đã được thực hiện tại nước ngoài. Để đăng ký khai sinh cho trẻ được sinh ra ở nước ngoài, cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định[20], trong đó có việc cung cấp giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có. Vậy, nếu cha mẹ cung cấp thoả thuận mang thai hộ được công nhận ở nước ngoài để chứng minh cho mối quan hệ cha mẹ con, và nội dung của thoả thuận cho thấy việc mang thai hộ được thực hiện vì mục đích thương mại (hoặc nội dung của thoả thuận vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam) thì mối quan hệ cha mẹ con này có được xác lập hay không? Việc không quy định các trường hợp bị từ chối đăng ký khai sinh tại Việt Nam có được suy luận là việc Nhà nước thừa nhận hoặc không thừa nhận những trường hợp mang thai hộ ở nước ngoài nhưng có sự vi phạm pháp luật Việt Nam hay không? Câu hỏi này vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng bởi pháp luật về hộ tịch.
Đối với trường hợp ghi vào sổ hộ tịch việc được đăng ký khai sinh đã được đăng ký ở nước ngoài, người có yêu cầu cần cung cấp giấy khai sinh đã được cấp tại nước ngoài trước đó. Thông thường, quan hệ mang thai hộ không được thể hiện trong giấy khai sinh[21]. Nếu vợ chồng ra nước ngoài nhờ mang thai hộ và đăng ký khai sinh ở nước ngoài thì việc ghi vào sổ hộ tịch ở Việt Nam vẫn có thể được thực hiện. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ cha mẹ con này đã được thừa nhận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, về mặt lý luận, liệu rằng mối quan hệ cha mẹ con phát sinh từ việc mang thai hộ diễn ra ở nước ngoài đồng thời có sự vi phạm pháp luật Việt Nam thì có nên được công nhận hay không?
Pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều quan điểm khác nhau đối với trường hợp này. Thứ nhất, nhóm các quốc gia công nhận mối quan hệ cha mẹ, con được xác lập từ sự kiện mang thai hộ thực hiện ở nước ngoài, điển hình như: Pháp[22], Đức[23], Tây Ban Nha[24]… Quan hệ cha mẹ con được công nhận khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi việc mang thai hộ đã được thực hiện (cho dù mối quan hệ này có thể không được công nhận khi diễn ra trong nước). Thứ hai, nhóm các quốc gia không thừa nhận quan hệ mang thai hộ được thực hiện ở nước ngoài, nếu việc xác lập mối quan hệ này vi phạm pháp luật nội dung trong nước. Pháp luật một số bang ở Hoa Kỳ và Australia là điển hình. Tại bang Washington, mang thai hộ thông thường được cho phép nhưng nếu là hợp đồng có đền bù thì bị cấm. Một hợp đồng mang thai hộ không chỉ bị cấm nếu diễn ra ở Washington, mà còn không được công nhận cho dù diễn ra ở bất cứ vùng lãnh thổ nào cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại[25]. Tương tự như vậy, bang Queensland, Australia cũng có những quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề mang thai hộ. Pháp luật Queensland cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Phạm vi áp dụng Luật Mang thai hộ Queensland năm 2010 là đối với các hành vi được thực hiện trong lãnh thổ Queensland và các hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Queensland bởi các công dân cư trú tại Queensland. Vì vậy, quan hệ cha mẹ con đã được thừa nhận ở quốc gia hoặc Bang công nhận mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ không được thừa nhận tại Queensland[26].Một số quan điểm cho rằng, công nhận mang thai hộ được thực hiện ở ngước ngoài có thể mang đến điều bất lợi cho trẻ, ở chỗ những đứa trẻ sẽ không thể biết được người mẹ sinh học của mình và đồng thời cũng không có đủ phương tiện và căn cứ để tìm ra người này[27].
Đối với pháp luật Việt Nam, so sánh với quy định về ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn đã được thực hiện tại nước ngoài: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật HNGĐ Việt Nam” (Điều 34 Nghị định số 123/2023/NĐ-CP của Chính phủ). Điều này cho thấy, pháp luật nội dung của Việt Nam vẫn là một căn cứ quan trọng trong việc xem xét ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn đã được thực hiện ở nước ngoài. Tuy nhiên, Luật Hộ tịch lại không đề cập đến điều kiện này trong quy định ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh đã thực hiện tại nước ngoài. Cách quy định như vậy đã mở ra cơ hội được thừa nhận cho những trường hợp mang thai hộ ở nước ngoài. Mặt khác, có thể thấy rằng, quy định về mang thai hộ trong nước được đặt ra nhằm đảm bảo trật tự các mối quan hệ xã hội, đồng thời giúp cho nhu cầu chính đáng của chủ thể được đáp ứng mà không đi ngược với chuẩn mực đạo đức. Ở một góc độ nhất định, điều kiện về mang thai hộ bảo vệ quan hệ gia đình diễn ra ở trong nước. Quy định về mang thai hộ ở mỗi quốc gia có thể khác biệt nhưng mong muốn có con với những đặc điểm di truyền của mình là mong muốn chính đáng mà bất cứ cặp vợ chồng vô sinh ở nơi nào cũng có. Khi việc mang thai hộ được diễn ra ở nước ngoài, các vấn đề như sự ổn định xã hội, quan niệm đạo đức, đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong nước… dường như không có các tác động tiêu cực. Quan trọng hơn, nguyện vọng chính đáng của cặp vợ chồng vô sinh được thực hiện[28]. Chính vì vậy, quan hệ cha mẹ con đã được xác lập thông qua việc mang thai hộ diễn ra ở nước ngoài là nên được công nhận trong thực tiễn pháp lý.
Tóm lại, mang thai hộ là một quy định mang đậm tính nhân văn khi giúp hiện thực hóa nguyện vọng chính đáng của những cặp vợ chồng không có được khả năng sinh sản tự nhiên. Sự đan xem giữa yếu tố tình cảm và yếu tố vật chất khiến cho việc giải quyết hậu quả của những trường hợp vi phạm pháp luật mang thai hộ cần được giải quyết thận trọng, trong đó, quyền lợi của người con cần được đặt ở vị trí trung tâm và được ưu tiên hàng đầu./.
[1] Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2014.
[2] Khoản 21 Điều 3 Luật HNGĐ: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
[3] Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP quy định: Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai.
[4] Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP quy định: Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. (Cũng về vấn đề này, việc xác định các chủ thể nam là Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ là chưa hợp lý).
[6] Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về độ tuổi được cho là thích hợp để mang thai hộ.
[7] Điều 95 LHNGĐ 2014.
[8] Khoản 23 Điều 3 Luật HNGĐ, Điều 5 khoản 2 điểm g Luật HNGĐ 2014.
[15] Khoản 3 Điều 98 LHNGĐ.
[16] “Fertility tourism”, “Medical tourism”, “Surrogacy tourism”.
[17] Thông quá án lệ Johnson v. Calvert, công nhận hiệu lực của một thoả thuận mang thai hộ ở California.
[18] Martha A. Field (2014), Compensated Surrogacy (mang thai hộ có đền bù)
[19] Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
[20] Xem Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam (NĐ 123/2023/NĐ- CP).
[21] Điều này cũng có nghĩa các cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ rất khó để phát hiện ra việc mang thai hộ thực hiện ở nước ngoài.
[22] Mặc dù việc mang thai hộ bị cấm ở Pháp nhưng vào năm 2014, Toà án Tối cao đã chính thức công nhận việc trẻ em được mang thai hộ và sinh ra ở nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa rằng trẻ em được mang thai hộ có cha mẹ là công dân Pháp cũng sẽ trở thành công dân Pháp.
[26] Điều 54 – Lãnh thổ áp dụng (Luật về Mang thai hộ 2010 – Queensland).
(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 13(341)-tháng 7/2023)
[28] Việc cho phép nhờ mang thai hộ ở nước ngoài giúp cho những quy định ngăn cấm ở trong nước có thể tồn tại được vì những cặp đôi có nhu cầu sinh con có thể thực hiện được ở nước ngoài mà vẫn không vi phạm pháp luật trên chính quốc gia của họ.
10+ Dấu Hiệu Mang Thai Bé Trai Giúp Các Mẹ Xác Định Giới Tính Con
10+ dấu hiệu mang thai bé trai giúp các mẹ xác định giới tính con
Con trai luôn có một vai trò quan trọng trong gia đình. Thời xưa, người con trai trong gia đình luôn có trách nhiệm lớn lao với người thân và dòng họ.
Tuy ngày nay đã là thời đại bình đẳng giới nhưng vẫn có nhiều chị em khổ tâm vì không sinh được con trai cho gia đình mình. Trọng trách sinh con trai thậm chí đôi khi còn là gánh nặng đối với các cặp vợ chồng trẻ.
-Một trong những dấu hiệu được cho là rõ ràng nhất khi mẹ mang thai một bé trai đó chính là cảm giác thèm vị chua và mặn.
-Khoa học thì chưa có một nghiên cứu rõ lý do tai sao mẹ bầu khi mang thai trong những tháng đầu cảm giác thèm chua và mặn, mẹ thích ăn trái cây chua chấm muối mặn hoặc thích ăn những loại thức ăn có vị mặn. Trong dân gian có câu “Trai chua gái ngọt” được cho là dấu hiệu rõ nhất, tỷ lệ chính xác cao.
-Thông thường khi mang thai bé trai, biểu hiện cơn ốm nghén của mẹ ít, mức độ nhẹ, chỉ xảy ra vào buổi sáng. Mẹ có thể ăn uống được với các loại thức ăn lỏng, như cháo, soup, sữa.
-Dấu hiệu nghén diễn ra trong thời gian ngắn. Chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó các dấu hiệu nghén hoàn toàn biến mất, mẹ ăn uống ngon và lên cân.
-Mẹ mang thai bé trai do ảnh hưởng nội tiết tố thai kỳ, đa số các mẹ mang thai bé trai xuất hiện vết thâm da và mụn nổi rõ tập trung vùng trán, 2 bên má và vùng mũi. Tạo nên mũi to hơn ngày thường trước khi mang thai.
-Dấu hiệu này có thể kéo dài suốt trong thai kỳ, khi thai càng lớn mức độ càng nhiều. Theo các bác sĩ chuyên sản khoa, khi da mặt nổi mụn, mẹ không nên thoa các loại kem chống mụn, điều này sẽ không tốt cho thai nhi. Xử trí bằng cách mỗi ngày rửa mặt bằng nước lạnh sạch kết hợp mát xa mặt giúp cho các lỗ chân lông trên da mặt được thông thoáng, nhằm hạn chế sự viêm nhiễm nang lông.
-Dấu hiệu này dễ nhận biết khi mẹ đi tiểu và đề ý một chút về màu nước tiểu thường có màu vàng hơi sáng khi mang thai bé trai. Dấu hiệu rõ nét khi buổi sáng mẹ ngủ dậy đi tiểu quan sát màu sắc nước tiểu.
-Dấu hiệu sẽ không chính xác khi mẹ ăn thức ăn có phẩm màu, hay thói quen ít uống nước. Để nhận biết rõ mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2.2 lít nước.
Đây là một trong những dấu hiệu đoán định giới tính thai nhi phổ biến nhất mà các bà mẹ thường áp dụng. Họ tin rằng, nếu mình đang mang thai con trai thì bụng sẽ nằm thấp. Ngược lại, nếu đang mang thai con gái thì bụng sẽ nằm cao. Mặc dù không ai dám khẳng định chắc chắn dự đoán này đúng 100% nhưng các ông bố, bà mẹ tương lai vẫn luôn tin vào điều đó.
-Kích thước bầu ngực được cho là một phương pháp dự đoán giới tính thai nhi đúng chính xác gần như 100%. Theo đó, nếu ngực phải của bạn lớn hơn ngực trái, thì nghĩa là một cậu bé đang từng ngày thành hình trong bụng mẹ.
-Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, bình thường bầu ngực của mọi phụ nữ đều không bằng nhau. Có khác chăng, khi mang thai bầu ngực sẽ lớn hơn bình thường và nếu đó là bé gái thì ngực sẽ càng lớn.
Nhiều người tin rằng phụ nữ có bàn chân lạnh sẽ có khả năng sinh con trai. Mặc dù đến nay điều này chưa được khoa học đề cập hay xác nhận nhưng trên thực tế cho thấy các bà mẹ sinh con trai thường có bàn chân lạnh.
Biểu đồ sinh con theo giới tính của người Trung Quốc được cho là có niên đại hơn 700 năm và được phát hiện trong một ngôi mộ hoàng gia. Biểu đồ này giúp xác định giới tính của thai nhi bằng cách đối chiếu độ tuổi của người mẹ và tháng thụ thai. Nhiều người đã thử dò với biểu đồ này và cho kết quả chính xác. Vì vậy, nếu muốn, bạn cũng có thể thử!
Một mách nhỏ của các bác sĩ Sản – Phụ khoa khi bạn muốn biết giới tính của bé đó chính là căn cứ theo nhịp tim thai. Nếu tim thai đập dưới 140 nhịp mỗi phút bạn đang mang thai con trai. Ngược lại, nếu trên 140 nhịp thì đó là một bé gái. Tuy không thể đúng 100% nhưng đây là dấu hiệu mang thai bé trai chính xác nhất trong 3 tháng đầu để bạn có thể hy vọng.
-Nếu như đường lông ở bụng chạy thẳng 1 đường từ bụng qua rốn thì rất có khả năng bạn sẽ sinh con trai theo ý muốn. Còn nếu chạy đến rốn mà bị lệch đi thì sẽ sinh con gái.
-Đường lông rốn này khi mang thai ai cũng có, theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho hay đường lông trên bụng mà thẳng và đậm thì chắc chắn là sinh con trai và ngược lại đường cong và nhạt, nhỏ thì sẽ là con gái.
Cùng với dấu hiệu về chiếc bụng nhọn, nếu mang thai bé trai, bạn không có xu hướng tăng cân nhiều hoặc thừa mỡ ở tất cả các bộ phận từ mặt, mũi đến tay, chân như khi mang thai bé gái. Dấu hiệu này chắc chắn là tin vui trọn đôi đường dành cho bạn phải không nào?
Nhiều bố mẹ phương Tây dùng chiếc nhẫn treo lủng lẳng trên bụng để thử đoán xem con mình đang mang là trai hay gái. Nếu là bé trai, nhẫn sẽ di chuyển lên xuống hoặc trái phải. Nhưng nếu là bé gái, nhẫn sẽ xoay vòng tròn.
Đây có lẽ là phép thử lạ lùng nhất mà bạn từng được biết. Draino là dung dịch để thông ống nước. Bạn cũng có thể thay thế bằng baking soda. Sau khi đi tiểu, bạn lấy một mẫu nước tiểu và cho Draino hoặc baking soda vào. Nếu nước tiểu chuyển sang màu xanh thì nghĩa là bạn sẽ có một hoàng tử trong tương lai.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì? 8 loại quả tốt cho thai nhi 2023
7+ dấu hiệu có thai sớm nhất trong tuần đầu tiên dễ nhận biết nhất
Linkedin: https://www.linkedin.com/pulse/10-dau-hieu-mang-thai-trai-giup-cac-me-xac-dinh-gioi-tinh-loan-ph%E1%BA%A1m/?published=t
Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Biết Con Mang Thai Ngoài Ý Muốn?
Việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là một cú sốc lớn đối với hầu hết các bậc làm cha mẹ. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất giận dữ, xen lẫn buồn phiền, nhưng trách mắng và đỗ lỗi cho con cũng không thay đổi được gì. Bạn cần thật sự bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề. Cha mẹ cần phản ứng thế nào khi biết trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn?
Đừng la mắng và đỗ lỗi cho trẻ vì như vậy cũng chẳng thay đổi được gì
Cùng con giải quyết vấn đềĐiều đầu tiên cần làm là xác minh lại chẩn đoán của bác sĩ: Kết quả thử thai tại nhà là dương tính làm cô gái trẻ tin rằng mình có thai và bỏ qua việc đi khám. Thường thì kết quả thử thai tại nhà khá chính xác nhưng không đáng tin cậy bằng việc đến bác sĩ để kiểm tra có thai hay không. Vì vậy, bước đầu tiên cần làm đưa con gái bạn đi gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ sản khoa.
Bước tiếp theo là đưa ra quyết định: Khi bác sĩ thông báo kết quả dương tính, chúng ta nên làm gì? Có 3 sự lựa chọn: phá thai, sinh con và nuôi đứa trẻ, hoặc là sinh con và cho đứa trẻ làm con nuôi của một gia đình khác. Các bậc cha mẹ có quyền đưa ra ý kiến, và nếu điều kiện cho phép, người mẹ trẻ và gia đình nên ngồi lại với nhau để bàn bạc. Nhưng về mặt pháp lí, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người mẹ tương lai.
Cùng con giải quyết vấn đề khi con có thai ngoài ý muốn
Một số phụ nữ trẻ không bao giờ nghi ngờ về quyết định của mình. Có thể bản thân họ không chấp nhận phá thai. Hoặc có thể sâu thẳm trong trái tim, họ chưa sẵn sàng để có con vào thời điểm này và do đó họ quyết định phá thai. Mặc dù vậy, hầu hết các cô gái đều cảm thấy đau đớn khi phải đưa ra quyết định khó khăn này.
Tùy vào nơi sống mà cô gái có thể đối mặt với viễn cảnh đau đớn khi phải di chuyển rất xa để tìm nơi phá thai và khi đó, cô có thể phải chống chọi với việc bị dư luận phản đối việc phá thai.
Nếu bạn và con gái bạn cảm thấy cần được giúp đỡ để đi đến quyết định cuối cùng, hãy xếp thời gian để gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn xem xét mặt lợi và mặt hại của mỗi sự lựa chọn. Một khi người phụ nữ trẻ có thể tự mình đưa ra quyết định, hầu hết bác sĩ có thể giúp họ liên hệ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người phá thai hoặc liên hệ với bác sĩ sản khoa để chăm sóc cho bà bầu ở tuổi vị thành niên.
Quy Định Mang Thai Hộ
Làm mẹ là một thiên chức cao cả đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều trường hợp vợ chồng không có con do vô sinh hay vì một lý do nào đó mà vẫn chưa có con trong nhiều năm dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến. Giải pháp hữu ích hiện nay cho cặp vợ chồng này là dùng phương pháp nhờ mang thai hộ bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con[1]. Vậy quy định mang thai hộ cụ thể như thế nào là đúng?
Pháp luật quy định mang thai hộ có hai loại đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hiện nay tại Việt Nam chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, còn việc mang thại hộ vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự[2].
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo xuất phát từ cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quy định mang thai hộ sau:
Vợ chồng nhờ mang thai hộ
– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng vè vấn đề này;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho việc sẵn sàng mang thai hộ.
Lưu ý: ở đây là người mang thai hộ phải là người thân thích của bên vợ hoặc bên chồng như anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Việc khoanh vùng đối tượng mang thai hộ này có thể hạn chế tình trạng đẻ thuê, tranh chấp xảy ra hay hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Trước khi làm thủ tục nhờ mang thai hộ đến cơ sở y tế, hai bên nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải lập văn bản thỏa thuận việc mang thai hộ và văn bản này phải được công chứng mới có giá trị[3]. Việc vợ/chồng ủy quyền cho nhau để ký kết thỏa thuận thì việc ủy quyền này cũng phải được lập thành văn bản có công chứng. Sau đó nộp hồ sơ đến cơ sở y tế như sau:
Cơ sở KCB có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Bệnh viện Phụ sản trung ương;
Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ (Mẫu số 04 NĐ 10/2023);
Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Mẫu số 05 NĐ 10/2023);
Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào đề phòng việc mang thai hộ vì mục đích thương mại;
Bản xác nhận cho thấy tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND xã/phường nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định và đã từng sinh con;
Bản xác nhận chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng của UBND xã/phường hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ.;
Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mẹ nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được hưởng chế độ thai sản theo luật. Bạn có thể tham khảo bài viết ” Thủ tục giải quyết chế độ thai sản khi sinh con “.
Nếu người nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm quy định mang thai hộ về nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nếu người nhờ mang thai hộ chết thì đứa trẻ sẽ được hưởng thừa kế theo quy định. Trong trường hợp người nhờ mang thai hộ chết khi chưa giao đứa trẻ thì người mang thai hộ có quyền nhận nuôi dưỡng đứa trẻ.
Các tranh chấp trong trường hợp này sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay, chưa có một quy định mang thai hộ nào hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính, quan hệ dân sự nếu một trong hai bên vi phạm thỏa thuận về việc mang thai hộ[4]. Cho nên cũng đã có nhiều trường hợp con sinh ra do việc mang thai hộ nhưng vì lý do nào đó người nhờ mang thai hộ lại không nhận con hay người mang thai hộ không chịu giao con sau khi sinh. Do đó, đây là điểm bất cập của Luật khi quy định nhưng lại không quy định mang thai hộ rõ ràng cụ thể xử lý vi phạm như thế nào để áp dụng.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn bài viết: Tổng hợp.
[1] Điều 5.2.g Luật HNGĐ 2014
[2] Điều 187 BLHS 2023
[3] Điều 96.2 Luật HNGĐ 2014
[4] Điều 100 Luật HNGĐ 2014
Cập nhật thông tin chi tiết về Xác Định Cha Mẹ Cho Con Khi Mang Thai Hộ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!