Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Hcg Là Gì? Vì Sao Lại Tốt Và Chính Xác Hơn Que Thử Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn có dấu hiệu trễ kinh và không dùng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục, bạn nên kiểm tra xem liệu mình đã có thai chưa? Có nhiều cách giúp xác định chính xác tình trạng này.
Hiện nay ngoài siêu âm còn có các xét nghiệm nào giúp bạn chẩn đoán mình có mang thai hay không?
Trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ vào thành tử cung của phụ nữ. Khi đó, một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai là HCG sẽ tăng dần trong cơ thể người mẹ. Cứ 2 đến 3 ngày trong tuần đầu mang thai, lượng hormone này sẽ tăng gấp đôi và đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 8 đến tuần 12. Vậy Xét Nghiệm HCG là gì? Việc đi khám thai và xét nghiệm sẽ giúp bạn phát hiện ra hormone này có trong nước tiểu và máu hay không?
Vậy xét nghiệm HCG là gì?
HCG là một loại hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ đang mang thai. Nó được sản xuất bởi những tế bào hình thành nên nhau thai, có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh và dính vào thành tử cung.
Xét nghiệm máu có thể đo được khối lượng tăng rất nhỏ của hormone này khoảng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai vì vậy xét nghiệm máu có khả năng dự đoán mang thai rất sớm. Lượng HCG sau mỗi ba ngày sẽ tăng lên gấp đôi và ở tuần 15 – 16 của thai kỳ sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần và biến mất trong vòng vài tuần sau sinh.
Ưu điểm của xét nghiệm HCG – Xét Nghiệm HCG là gì
Xét nghiệm Beta-HCG có độ chính xác tới 97% đối với mục đích xác định có thai. Xét nghiệm này được thường được nhiều người áp dụng ngay từ giai đoạn đầu khi chỉ có những dấu hiệu mơ hồ về việc có thai
Ngoài ra, xét nghiệm Beta HCG còn phát hiệnđến tình trạng thai nhi trong bụng mẹ như:
Chuẩn đoán và phát hiện thai sớm khi trễ kinh
Tính tuổi thai nhi
Chuẩn đoán thai bất thường như thai ngoài tử cung
Chuẩn đoán được nguy cơ sẩy thai
Tầm soát được hội chứng Down
Xét nghiệm máu HCG xác định mang thai chính xác như thế nào?
Xét nghiệm máu xác định nồng độ HCG phát hiện có thai chính xác hơn que thử thai. Xét nghiệm máu xác định chính xác nồng độ Beta – HCG mà nhau thai tiết vào trong máu mẹ trong khi que thử thai chỉ phát hiện sự có mặt của chất này trong nước tiểu.
▶ Beta hCG là chỉ số hormone thai sản được sản xuất bởi nhau thai ngay sau khi trứng được thụ tinh. Nồng độ HCG trong nước tiểu thấp hơn HCG trong máu. Do đó muốn kiểm tra xem có thai hay không. Xét nghiệm HCG máu cho kết quả nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Xét nghiệm này cũng giúp bạn theo dõi quá trình thai nghén có thuận lợi hay không.
▶ Hormone thai sản bắt đầu được cơ thể sản xuất ngay sau khi trứng được thụ tinh. Hormone này sẽ đi vào dòng máu. Xuất hiện trong máu trong vòng 2 – 3 ngày. Và trong nước tiểu trong vòng 3 – 4 ngày sau khi trứng thụ tinh. Khi trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung, nồng độ hCG sẽ tăng nhanh. Chỉ số hCG tăng trong suốt 3 tháng đầu. Và đạt đỉnh vào khoảng 60 – 80 ngày sau khi thụ tinh.
▶ Chỉ số beta hCG dưới 5 mlU/ml tức là bạn không có thai.
▶ Nếu nồng độ hCG trong khoảng từ 5 đến 25 mlU/ml, nó được coi là “không rõ ràng”. Có nghĩa là bạn có thể có thai hoặc không. Bạn cần xét nghiệm lại để theo dõi.
Nếu phát hiện trẻ kinh hoặc sau quan hệ trong vòng 7 ngày hãy đến các phòng khám uy tính để làm xét nghiệm HcG Beta
Đâu là địa chỉ xét nghiệm beta HCG chính xác nhất ở Đà Nẵng?
PHÒNG KHÁM CHẨN ĐOÁN MEDIC SÀI GÒN
Đặc biệt với hệ thống đặt lịch trực tuyến, chị em sẽ không mất nhiều thơi gian chờ đợi như các cơ sở y tế khác
Mọi chi tiết xin liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn
Địa chỉ : 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Hotline: 091 555 1519
Email: Phongkhammedicsg@gmail.com
Nghi Có Thai Nhưng Que Thử Không Lên 2 Vạch Là Vì Sao?
Que thử thai là gì?
Que thử thai hoạt động trên nguyên tắc phát hiện nồng độ hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có trong mẫu nước tiểu. Nồng độ hCG chỉ được giải phóng và tăng dần khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung của bạn.
Một số lưu ý khi dùng que thử thai
Luôn kiểm tra bao bì và hạn sử dụng của que thử thai khi mua.
Chọn những thương hiệu có nguồn gốc và uy tín rõ ràng để tránh hàng giả.
Bảo quản que thử thai đúng cách, tránh làm ẩm que thử vì sẽ dễ gây sai lệch, có thai nhưng thử que không lên vạch.
Không ngâm que thử thai quá thời gian quy định.
Thời điểm tốt nhất để dùng que thử thai là sáng sớm khi mới thức dậy.
Tránh uống quá nhiều nước trước khi thử thai.
Không khuyến khích sử dụng một số loại thuốc an thần, kháng sinh, lợi tiểu trước khi kiểm tra thai; vì có thể dẫn đến kết quả sai lệch.
Vì sao có thai nhưng que thử không lên 2 vạch?
Thử thai quá sớm là nguyên nhân có thai nhưng thử que không lên 2 vạch
Đầu tiên, nguyên nhân phổ biến nhất là chị em kiểm tra mang thai khá sớm, khi phôi thai còn chưa kịp hình thành. Như ở trên, nồng độ hCG chỉ được giải phóng và tăng dần khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, phôi thai lại cần đến từ 6-12 ngày để di chuyển đến thành tử cung để làm tổ. Nếu thử thai trong giai đoạn này thì khả năng cao là đã có thai nhưng que thử thai không lên 2 vạch.
Nước tiểu quá loãng
Như lưu ý khi dùng que thử thai ở trên thì bạn nên tránh uống quá nhiều nước trước khi lấy mẫu nước tiểu. Đồng thời, nên dùng que thử thai khi mới thức dậy vào sáng sớm. Uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến loãng nước tiểu, và nồng độ hCG không đủ trong nước tiểu.
Thực hiện sai cách sử dụng que thử thai
Nhiều bạn do nôn nóng mà không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của que thử thai. Mặc dù các que thử thai tại nhà hoạt động khá giống nhau, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đọc kỹ qua hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Vì mỗi loại que thử thai sẽ có cách dùng không giống nhau. Ví dụ như phương pháp lấy nước tiểu hay các ký tự trên que sẽ có sự khác nhau giữa các nhà sản xuất.
Các lỗi hay mắc phải như: không lấy đủ lượng nước tiểu trên que; không chờ đủ lâu; hay để quá lâu mới đọc kết quả,…
Chất lượng của que thử thai: trường hợp có thai nhưng thử que không lên
Mua phải hàng không rõ nguồn gốc cũng khiến kết quả que thử không chính xác. Hay que thử thai bạn mua là hàng tốt và chính hãng, nhưng đã hết hạn sử dụng. Một trường hợp khác là bảo quản không đúng cách cũng ảnh hưởng đến kết quả thử thai.
Có khả năng bạn đang mang thai song sinh hay sinh ba
Tại sao có thai mà thử que không lên? Theo Verywellfamily và Healthline, đây là một trường hợp hiếm gặp có thể cho kết quả thử thai âm tính. Khi mang thai song sinh hoặc sinh ba (hoặc hơn!), bạn có nhiều hCG trong máu và nước tiểu. Nồng độ hCG cao là do mỗi em bé hoặc nhau thai đang cùng tạo ra hormone này. hCG cao bất thường khiến que thử thai không thể đưa kết quả đúng.
Trong tình huống trên, bạn sẽ cần xét nghiệm máu hay siêu âm để xác nhận có mang thai hay không.
Sẩy thai sớm
Nếu đây là lần thử thai lại để đảm bảo kết quả dương tính (có thai) lần trước là đúng, có khả năng bạn bị sẩy thai sớm. Đặc biệt là trong các tuần đầu của thai kỳ. Nhưng thường bạn cũng sẽ bị đau bụng, chảy máu âm đạo và mất bất kỳ triệu chứng mang thai nào. Có thể kể đến như mệt mỏi, buồn nôn và đau ngực.
Đang sử dụng thuốc điều trị
Khi bạn đang hoặc vừa ngưng sử dụng một số thuốc có nồng độ hCG thì sẽ dẫn đến sai lệch kết quả que thử thai. Ví dụ: thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc chứa paracetamol, thuốc hỗ trợ sinh sản…
Viêm nhiễm phụ khoa khiến bạn có thai nhưng thử que thử không lên
Các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu…cũng cho kết quả thử thai sai. Que thử thai có thể hiện 1 vạch nhưng vẫn có thai hoặc 2 vạch nhưng lại không có thai.
Dù kết quả của que thử là thế nào, nếu nghi ngờ có thai nhưng thử que thử không lên, bạn nên đến bệnh viện để xác định chính xác. Tránh tình trạng lo lắng không cần thiết, không ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bạn và bé.
Xét Nghiệm Nước Tiểu Là Gì? Vì Sao Phải Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai? Baocongai.com
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của…
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Trong mỗi buổi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp cũng như siêu âm thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường. Đa phần các mẹ bầu chỉ máy móc thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nhưng không thực sự hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu là gì? Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng phân tích để xác định xem liệu bạn có đang mắc các bệnh về thận, đái tháo đường hay thậm chí là nhiễm trùng bàng quang hay không bằng cách đo nồng độ protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu. Bạn có thể chỉ thực hiện một hoặc nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Thêm vào đó, xét nghiệm nước tiểu không gây ra bất cứ rủi ro nào nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thực hiện bài kiểm tra này.
Kết quả của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ điều gì?
Bệnh xảy ra khi các hormone thai kỳ trong cơ thể phá vỡ việc sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu nếu nhận thấy có thêm bất kỳ nguy cơ nào hoặc nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường thai kỳ chủ yếu xảy trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim, cột sống và dị tật thần kinh.
Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng đôi khi biểu hiện mập mờ khiến nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Dạng nhiễm trùng này có thể lan đến thận, từ đó gây ra vấn đề lớn cho em bé.
Nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng. Khi xét nghiệm nước tiểu cho ra kết dương tính, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Bằng cách này, sự hiện diện của vi khuẩn có thể được xác nhận kèm theo việc chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Các bác sĩ thường xác định và điều trị các triệu chứng nhiễm vi khuẩn ngay từ đầu.
Ketone là một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ hiện diện trong nước tiểu của mẹ bầu. Khi kết quả kiểm tra đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu bạn có gặp vấn đề gì không. Nhằm điều trị triệt để vấn đề, mẹ bầu sẽ cần đến bệnh viện để các bác sĩ đưa ra phương án phù hợp.
Protein niệu là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận mãn tính hoặc nhiễm trùng thận. Khi tình trạng này tiếp tục phát triển, nó còn trở thành dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một dạng bệnh có thể dẫn đến cao huyết áp sau khi mẹ bầu mang thai trải qua tuần thai thứ 20 và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Nếu cả chỉ số huyết áp và protein niệu của bạn đều bình thường, bác sĩ có thể quyết định cấy nước tiểu để xác định nguyên nhân gây ra niệu đạm khi mang thai.
Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu là gì?
Nuôi cấy nước tiểu là một dạng xét nghiệm nhằm tìm ra loại vi khuẩn có trong nước tiểu để bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu dùng loại kháng sinh chính xác cho dạng nhiễm trùng đang gặp phải.
Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm cấy nước tiểu?
Các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu
Để quyết định đúng loại kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ
Những phương pháp điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Thông thường đối với xét nghiệm cấy nước tiểu, mẹ bầu được yêu cầu thực hiện 2 lần. Lần đầu tiên nhằm kiểm tra vi khuẩn gây nhiễm trùng và lần thứ hai để kiểm tra xem nhiễm trùng đã được loại bỏ hoàn toàn chưa cũng như đảm bảo mẹ lẫn con sẽ không gặp nguy cơ có hại nào trong tương lai.
Xét nghiệm cấy nước tiểu được thực hiện như thế nào?
Quá trình xét nghiệm cấy nước tiểu diễn ra theo các bước sau:
Mẹ bầu đưa cho bác sĩ mẫu thử nước tiểu đầu tiên. Sau đó, mẫu thử sẽ được cho vào đĩa petri rồi thêm vào chất xúc tác hoặc đưa vào môi trường có yếu tố khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
Nếu không có sự phát triển của vi khuẩn, kết quả sẽ là âm tính. Ngược lại, khi nhận thấy dấu hiệu vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng, kết quả sẽ thành dương tính. Hơn nữa, bài xét nghiệm này sẽ có thể tiết lộ chính xác loại vi khuẩn đang phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Bạn có thể nhận được kết quả trong một hoặc hai ngày. Mặt khác, mẹ bầu có thể cần thực hiện xét nghiệm cấy nước tiểu nhiều lần trong suốt quá trình mang thai như một biện pháp phòng ngừa.
tag : bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm khi mang thai, độ ph trong nước tiểu bà bầu, xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu có cần nhịn ăn, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai
Vì Sao Xét Nghiệm Máu Có Thai Nhưng Siêu Âm Lại Không Thấy?
Xét nghiệm máu giúp nhận biết có thai sớm
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai sớm bởi nó giúp phát hiện được nội tiết hCG để có thể xác nhận việc mang thai.
HCG là một loại hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai. Nó được sản xuất bởi các tế bào hình thành nên nhau thai, và có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh, dính vào thành tử cung.
Xét nghiệm máu sẽ đo được khối lượng tăng rất nhỏ của loại hormon này. Khoảng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai khi xét nghiệm máu có thể nhận biết được. Cứ ba ngày lượng hCG lại tăng lên gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần trong thời gian còn lại và biến mất trong vòng vài tuần sau sinh.
Nếu như mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG sẽ có thời gian nhân đôi dài hơn. Những người có thai yếu nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai. Trường hợp hCG ở mức rất cao xảy ra khả năng song thai, đa thai hoặc thai trứng.
Ưu nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai sớm
Có 2 loại xét nghiệm máu để phát hiện được thai sớm chính là xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu hoặc định tính hCG để có thể biết bạn mang thai hay không.
Ưu điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai
Nếu như xét nghiệm nước tiểu sẽ xảy ra sai sót thì thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện mang thai sớm hơn, cũng như chính xác hơn. Bên cạnh đó xét nghiệm máu định lượng cũng giúp đo lường nồng độ hormone hCG, là thông tin hữu ích để có thể theo dõi và biết được các vấn đề nhất định trong thời kỳ mang thai.
Nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện mang thai
Xét nghiệm máu phát hiện mang thai không thể thực hiện tại nhà như xét nghiệm nước tiểu. Bạn phải được các bác sĩ tiến hành tại phòng khám, và giá của việc xét nghiệm này cũng đắt hơn, tốn nhiều thời gian.
Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy
Có nhiều trường hợp chị em đi xét nghiệm máu phát hiện có thai, tuy nhiên siêu âm không thấy. Vậy nguyên nhân do đâu?
Có thai do hormone HCG dự báo: Nội tiết tố hCG là một loại hormone đặc biệt quan trọng và nó chỉ được tiết ra khi mà các chị em có thai. Loại hormone này sẽ tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, buồn nôn, nhạy cảm,…
Tất cả các triệu chứng này sẽ xuất hiện là do nội tiết tố hCG đang cao dần lên trong cơ thể chị em khi mang thai. Kết quả hCG khi xét nghiệm là 200 mIU/ml có thể thấy bạn đã có thai.
Tuy nhiên xét nghiệm máu cho thấy bạn có thai nhưng siêu âm không có là do
– Thai có thể đang trên đường di chuyển vào buồng tử cung
Thông thường khi siêu âm chúng ta chưa thấy phôi thai có thể thai đang di chuyển vào buồng tử cung. Cũng có thể bạn tính toán tuổi thai chưa đúng. Do đó khi đi khám ở giai đoạn sớm sẽ khó có được kết luận chính xác, cần có thời gian theo dõi.
– Trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu phát hiện có thai nhưng siêu âm không có là do thai ngoài tử cung.
– Cần bình tĩnh để xem cụ thể
Khi có kết quả này, bạn không nên quá lo lắng mà luôn phải giữ tinh thần thoải mái cùng với việc tái khám theo đúng lịch của bác sĩ. Bạn có thể kết hợp siêu âm đầu dò với đo nồng độ hCG trong máu để có kết luận chính xác hơn việc mình có thai hay không. Khi so sánh những kết quả này giúp bạn biết được kết quả chính xác về tuổi thai.
Việc xét nghiệm máu có thể giúp bạn phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc xét nghiệm máu và siêu âm lại có kết quả không giống nhau bởi nhiều nguyên nhân như thai giả, thai ngoài tử cung, thai đang đi vào tử cung,… Vì vậy nếu gặp tình trạng này bạn hãy bình tĩnh, cần có thời gian quan sát và nhận sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.
Chỉ số xét nghiệm máu bao nhiêu là có thai?
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán khả năng sảy thai ở phụ nữ
Đăng ký nhận tư vấn
Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Hcg Là Gì? Vì Sao Lại Tốt Và Chính Xác Hơn Que Thử Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!