Xu Hướng 6/2023 # Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Quan Trọng Không? # Top 10 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Quan Trọng Không? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Quan Trọng Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh…Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp kiểm soát tình trạng này.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Ở thai phụ, tiểu đường thai kỳ có thể khiến người mẹ bị tăng cân quá mức gây béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh (tăng khoảng hơn 2 ký mỗi tháng). Ngoài ra thai phụ còn có nguy cơ:

– Bị đa ối khiến làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ;– Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non;– Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần;– Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận;– Cuộc chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh;– Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng;– Rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê…

Riêng với thai nhi của những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

– Tăng tỉ lệ dị tật thai nếu mẹ bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách.– Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Mẹ cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to.– Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.

Đối với trẻ sơ sinh, được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có những biến chứng sau:

– Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;– Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ can xi, vàng da nặng và có thể hôn mê;– Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…

Theo thống kê thực tế, có khá nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh với chỉ số đường huyết an toàn nhưng khi mang thai lại mắc tiểu đường thai kì. Vậy nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là gì?

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ?

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản sinh này. Tuyến tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Nhu cầu tăng cao nhưng tuyến tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ.

Tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với các thai phụ thừa cân béo phì, hoặc những người có tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường…

Để kiểm soát được tình trạng tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất. Vậy thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi nào?

Thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Theo các Bác sĩ Sản khoa: Tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 24-28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức… thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ được làm vào buổi sáng, với điều kiện thai nhịn ăn uống (trừ nước lọc) từ 8h tối hôm trước ngày lấy máu. 

– Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút.

– Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường: Nếu ít nhất một trong mẫu máu cho kết quả vượt quá mức chuẩn tại từng thời điểm thì thại phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi đó sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết và đặc biệt cần thiết với những thai phụ:

Các Bác sĩ sản khoa cũng lưu ý các thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ăn quá nhiều “ăn cho hai người”, nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi…, hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, và đặc biệt là thai phụ không nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến nguy cơ tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.

Hotline: 0972 88 1125

Tổng đài CSKH: 0243 853 5522 / 0247 309 6888

9 Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Biết

Xét nghiệm khi mang thai là điều cần thiết để kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.

1. Trước khi thụ thai – Sàng lọc di truyền

Theo Webmd, xét nghiệm sàng lọc di truyền được thực hiện trước khi bắt đầu mang thai, nhưng nó cũng có thể được thực hiện tại các cuộc hẹn khám tiền sản đầu tiên khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn. Sàng lọc di truyền được thực hiện để phát hiện xem cha mẹ có mắc một số rối loạn di truyền nghiêm trọng hay không. Dù họ không mắc bệnh nhưng có thể mang một loại gen bệnh lây truyền cho con cái.

Các sàng lọc được thực hiện thông qua xét nghiệm nước bọt hoặc máu của cả cha và mẹ. Ngoài ra, nó cũng dựa trên lịch sử bệnh tật của cha mẹ và gia đình.

2. Kiểm tra miễn dịch Rubella

Thông thường, rubella được tiêm chủng phòng ngừa khi bạn còn bé. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm, virus rubella sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây dị tật bẩm sinh như điếc, đục thủy tinh thể và các khuyết tật tim bẩm sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Phụ nữ cần làm xét nghiệm này trước khi thụ thai và có thể tiêm chủng ngừa sau đó và không nên tiêm ngừa rubella khi mang thai. Lưu ý bạn không nên mang thai trong 3 tháng sau khi tiêm ngừa.

3. Xét nghiệm máu

Một trong những xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ chính là thử máu (CBC). Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả thử nghiệm CBC đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.

Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.

Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C… hay không.

4. Xét nghiệm nước tiểu

Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn so với trước khi có thai. Bởi vậy, việc xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ. Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.

Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.

5. 10 tuần – Kiểm tra CVS

Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS) là phương pháp lấy mẫu lông nhung màng đệm để phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể. CVS được thực hiện trong khoảng tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ, có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi trước khi chọc ối.

Xét nghiệm này thường được đề nghị cho thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường.

6. 16 tuần – Chọc dò nước ối

Chọc ối là thử nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất của hầu hết thai phụ, bởi nước ối chứa các tế bào từ da của em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp sử dụng để chẩn đoán giới tính thai nhi, tầm soát Down và một số khuyết tật ống thần kinh… Chọc ối thường được thực hiện khoảng giữa tuần thứ 16 đến 20.

Phụ nữ trên 35 tuổi được khuyến nghị tiến hành chọc ối vì bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ. Những người có tiền sử sinh con khuyết tật hoặc gia đình có người bị dị tật bẩm sinh cũng nên làm xét nghiệm chọc ối.

7. 20 tuần – Sàng lọc AFP

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ. Nó là một chất của thai nhi và được tìm thấy trong nước ối, máu thai nhi và máu của người mẹ. Mức độ bất thường của AFP có thể chỉ ra một khiếm khuyết về ống thần kinh, hội chứng Down, thiếu ôi ở mẹ hay chỉ ra các biến chứng sau này như tăng nguy cơ thai chết lưu.

Xét nghiệm AFP giúp bác sĩ sản khoa quan sát chặt chẽ hơn quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi để đưa ra những chỉ dẫn tốt nhất cho thai phụ.

8. Tuần 28 – Kiểm tra glucose

Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Những thai phụ có lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Nếu kết quả cho mức độ đường cao, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận.

Thai nhi có thể bị quá cân, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu khi người mẹ mắc tiểu đường không kiểm soát. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin từ lượng đường dư trong máu của mẹ, các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thường ở vai hoặc người bé. Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày sau khi sinh.

9. 36 tuần – Strep nhóm B

Liên cầu nhóm B (GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của một phụ nữ mang thai. Kiểm tra này được thực hiện giữa tuần 35 và lần thứ 37 của thai kỳ.

Học viện Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ có yếu tố nguy cơ trước khi được sàng lọc GBS (ví dụ, phụ nữ sinh non đã bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai) cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV để giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến tư vấn tầm quan trọng của xét nghiệm thai kỳ

14h ngày 26/07/2018, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Quốc tế City đã có những chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ qua chương trình Giao lưu trực tuyến do Bệnh viện Quốc tế City và Webtretho phối hợp tổ chức.

Em hiện đang mang thai được 7 tuần. Cách đây 2 tuần khi em chưa biết mình mang thai, em có bị cảm cúm và có uống thuốc cảm. Em muốn làm xét nghiệm sàng lọc đầu thai kỳ thì nên làm những xét nghiệm gì ạ?

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chưa biết được thuốc của bạn có làm dị tật thai nhi không, nhưng trong 3 tháng bạn cần làm các xét nghiệm: 

1. Xét nghiệm máu:

Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bác sĩ dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.

Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.

Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.

2. Siêu âm: 

Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần.

Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có.

Mong bác sĩ tư vấn giúp là nếu trước thai kì mà cháu chưa làm sàng lọc di truyền thì trong 3 tháng đầu có làm được không? Kết quả của 2 giai đoạn có khác biệt gì không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Sàng lọc di truyền của 1 cặp vợ chồng trước khi kết hôn hoặc trước khi mang thai là khảo sát những bệnh lý có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Còn khảo sát bất thường hay khảo sát di truyền của thai nhi có thể biết được bệnh lý do đột biến gen hay bệnh lý di truyền từ bố mẹ (chọc dò ối, xác định 23 cặp nhiễm sắc thể). Thân ái.

Em bị sẩy thai vào ngày 18/6 vừa rồi, thai được 6 tuần. Trước khi mang thai em chưa tiêm phòng vacxin gì hết, em không rõ nguyên nhân em bị sẩy thai nên em không biết phải làm cách nào để lần mang thai sau được an toàn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào bạn. Những virus có thể gây dị tật cho thai nếu bạn mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rubella, CMV, Toxoplasma… Virus và vi trùng lây bệnh từ mẹ cho thai: Giang mai, HIV, lậu,.. Những bệnh lý di truyền từ bố mẹ sang con: Thalassemia, thiếu men G6PD, bệnh thừa sắt… Bạn cần phải làm xét nghiệm máu để xem có nhiễm virus, vi trùng, hay mang những bệnh lý di truyền trên để bác sĩ sẽ tư vấn và cho lời khuyên dựa trên các kết quả của bạn cho lần có thai kế tiếp. Thân ái.

Mong bác sĩ tư vấn giúp là bị trễ kinh bao lâu hay ở thời điểm nào thì nên đi siêu âm ngả âm đạo ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Bác sĩ cho cháu hỏi phương pháp dự đoán tuổi thai qua biện pháp siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ có chính xác không ạ hay là nên dựa vào kết quả siêu âm những tháng cuối thai kỳ ạ?

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào bạn, tính tuổi thai qua siêu âm chỉ mang tính chất tương đối, chỉ áp dụng cách tính tuổi thai này trong trường hợp không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc vòng kinh quá dài. Có 3 cách tính tuổi thai:

Tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh: Các chỉ số siêu âm sẽ mất dần độ chính xác trong các tháng cuối thai kỳ vì có nhiều bé phát triển tốt sẽ có đường kính lưỡng đỉnh lớn trong khi các bé khác cùng tuổi lại có đường kính nhỏ hơn.

Tính tuổi thai dựa theo đường kính túi thai: Túi thai 5mm tương đương thai 4,5 tuần. 10mm tương đương với 5 tuần, 20mm tương đương với 6 tuần. Tuy nhiên, từ tuần thứ 6 trở đi túi thai hình bầu dục nên khó đo đường kính chính xác.

Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông: Từ tuần thứ 6 phôi thai có thai nhìn thấy rõ, nên có thể sử dụng chiều dài đầu mông để tính tuổi. 

Thưa bác sĩ, trong 3 tháng đầu các bà bầu cần phải làm bao nhiêu xét nghiệm là thực sự cần thiết? Đi ra bệnh viện, phòng khám thì đều được tư vấn là cái nào cũng quan trọng. Cháu tìm hiểu trên mạng thì nơi nói là 8, 9 hay là 11. Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Chào cháu, Các xét nghiệm bắt buộc cho thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Xét nghiệm máu: Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bsi dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.

Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.

Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.

Siêu âm: Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần. Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có. Thân ái.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/ 

Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu,Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu

Xin chương trình cho tôi biết ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu: Leukocytes (LEU ca),Nitrate (NIT),Urobilinogen (UBG),Billirubin (BIL),Protein (pro),Blood (BLD),pH,Specific Gravity (SG),Ketone (KET),Glucose (Glu),ASC (Ascorbic Acid)

Trả lời: Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểuTên, ý nghĩa và giới hạn cho phép

Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu– bình thường âm tính; – chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL. – Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính.

– chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. – Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

Urobilinogen (UBG) – dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L– đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan ( xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

Billirubin (BIL) – dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L– đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

– đánh giá độ acid của nước tiểu – bình thường: 4,6 – 8– dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

– dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận – bình thường không có– Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL– Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu

Specific Gravity (SG) – đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước) – bình thường: 1.005 – 1.030

– dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. – bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai– chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L– đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào

Glucose (Glu) – dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường – bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai– chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L– là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.– nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết..Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn

ASC (Ascorbic Acid) – chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận– chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

Cách lấy mẫu nuớc tiểu làm xét nghiệm A. Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậyVào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.

B. Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồThu thập toàn bộ mẫu nước tiểu của bạn trong một khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ:Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết vào trong bồn vệ sinh mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.

Bước 2: Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ hết lọ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to hơn do y viện cung cấp. Có nên làm xét nghiệm double test không?

Bước 3: Đúng 24 giờ sau Bước 1, thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng của bạn và đổ thêm vào lọ.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Quan Trọng Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!